Nhà máy lọc nước "triệu đô" bỏ hoang ở Cần Giờ
Giữa lúc hạn mặn kéo dài, hàng trăm ngàn người dân ở miền Tây thiếu nước sạch sử dụng thì một nhà máy xử lý nước lợ thành nước ngọt ở Cần Giờ lại bị bỏ hoang nhiều năm.
Từ đầu năm đến nay, các tỉnh thành phía Nam chứng kiến tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán lịch sử. Hàng trăm ngàn héc-ta lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, người dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau... thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Vừa qua, Chính phủ đã hỗ trợ 5 tỉnh miền Tây bị hạn mặn 350 tỷ đồng để giải quyết tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, ngay lúc này ở TPHCM lại có một nhà máy xử lý nước lợ thành nước ngọt bị bỏ hoang lãng phí suốt hơn 10 năm qua.
Năm 2008, Công ty cổ phần Đặng Đoàn Nguyễn đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Cần Giờ. Khi nhà máy đưa vào sử dụng, người dân Cần Giờ và người dân miền Tây rất vui mừng vì sẽ có thêm một nguồn nước sạch sử dụng.
Không chỉ cung cấp nước cho Cần Giờ, nhà máy nước này còn có thể cung cấp nước cho vùng hạn mặn ở khu vực huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), nơi hơn 8.000 hộ dân đang thiếu nước trầm trọng.
Theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP HCM cấp thời điểm đó, dự án có tổng mức đầu tư 67 tỷ đồng, hoạt động 20 năm được thực hiện theo 3 giai đoạn: Từ 2007 - 2011, mỗi ngày cung cấp 5.000 m3 nước sạch; giai đoạn 2012 - 2016, nâng công suất lên 10.000m3 và từ năm 2017 trở đi là 20.000 m3/ngày.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhà máy nước sạch Cần Giờ bỏ hoang.
Thiết bị lọc nước của nhà máy theo công nghệ thẩm thấu ngược (RO), lọc được tất cả các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe và lọc được cả nước biển. Toàn bộ lượng nước này được bán cho Công ty Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ để cung cấp cho người dân.
Do nguồn nước ở khu vực Cần Giờ thời điểm đó bị ngập mặn, để đưa vào sử dụng được, Công ty Đặng Đoàn Nguyễn phải bỏ ra là khoảng 105 tỷ đồng để nâng cấp máy móc.
Năm 2010, công ty Đặng Đoàn Nguyễn xin nâng công suất sớm hơn lộ trình và đầu tư thêm máy móc để phù hợp với điều kiện ô nhiễm môi trường nhưng không được UBND TPHCM đồng thuận.
Năm 2011, công ty Đặng Đoàn Nguyễn tiếp tục xin nâng công suất đúng theo giấy chứng nhận nhưng UBND TPHCM không đồng ý. Nguyên nhân do thành phố đang triển khai lắp đặt đường ống cấp nước từ nội thành qua Cần Giờ.
Cuối năm 2011, UBND TP đã giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở ngành đàm phán mua lại dự án theo đúng quy chế xã hội hóa. Chủ đầu tư cũng chấp thuận theo chủ trương của UBND TPHCM ngưng hoạt động để bàn giao nhà máy. Tuy vậy, đến nay hoạt động bàn giao vẫn chưa được thực hiện.
Do bị bỏ hoang lâu năm, cơ sở hạ tầng của nhà máy nước đã xuống cấp nghiêm trọng. Các loại máy móc được đầu tư hàng chục tỷ đồng từ thời điểm cách đây hơn 10 năm, nay đã gỉ sét, hư hỏng. Toàn bộ khuôn viên nhà máy rộng hàng ngàn m2 bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Nhấn để phóng to ảnh
Con đường dẫn từ cổng chính vào nhà máy phủ đầy rêu phong, cỏ dại. Bên trái là nhà ăn của nhân viên

Nhấn để phóng to ảnh
Mười năm không hoạt động, công trình dường như hoang phế

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
“Trái tim” của hệ thống lọc có giá trị tính bằng triệu đô

Nhấn để phóng to ảnh
Bể chứa nước ngọt sau lọc mặn phủ bụi thời gian

Nhấn để phóng to ảnh
Chiếc đồng hồ đo áp lực bị nước mặn tràn mặt
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thụy Đông Đào - Tổng Giám đốc Công ty Đặng Đoàn Nguyễn cho biết: "Hiện giờ công ty đang trong tình trạng sống dở chết dở, không thể làm gì được. Ngân hàng cũng đã kiện công ty ra tòa vì nợ số tiền lớn. Công ty mong muốn UBND TPHCM giải quyết dứt điểm để công ty có hướng xử lý. Hiện công ty gần như tan hoang, rất lãng phí".
Vừa qua, Sở Xây dựng TPHCM đã có văn bản thông tin về sự việc trên, theo đó, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án giải quyết. Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ chi phí đầu tư thực tế, xem xét chính sách hỗ trợ cho dự án Nhà máy xử lý nước lợ Cần Giờ tại thông báo họp số 903/TB-VP ngày 6/12/2019. Hiện, các Sở ngành đang nghiên cứu để tham mưu giải pháp cho thành phố đối với nhà máy này.
Theo Sở Xây dựng, nhà máy xử lý nước lợ của Công ty Cp Đặng Đoàn Nguyễn có công suất 5.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư 95 tỷ đồng (ban đầu dự kiến 67 tỷ đồng).
Dự án được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước theo quy định. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 20%/năm trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất và bằng 28% trong những năm tiếp theo.
Dự án được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Đồng thời được giảm 50% thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo.
Xuân Hinh - Phạm Nguyễn/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đại hội đảng bộ viễn thông Thanh Hoá
Sáng 01/7/ 2025, Đảng bộ Viễn Thông Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa VNPT Thanh Hoá trở thành doanh nghiệp số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số Quốc gia của Việt Nam và thâm nhập thành công vào thị trường khu vực, quốc tế.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ mưa triền miên, nguy cơ sạt lở, ngập lụt diện rộng
Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, đồng thời cảnh báo mưa lớn trút xuống Bắc Bộ đến giữa tuần, nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt. Riêng Thanh Hoá, trong ngày 1/7, mưa vừa, mưa to và rải rác dông, cục bộ mưa rất to.

Tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025
Chiều ngày 30/6, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025.

Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ nay đến 7/7
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ Nhà máy Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 có lưu lượng 950m3/s đến 1.350m3/s; mực nước dâng hồ chứa mùa mưa đang là 25,5m/25,5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tiếp tục xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25,5m.

Hướng dẫn đăng ký xe cơ giới từ ngày 1/7
Bộ Công an vừa có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương về công tác đăng ký xe cơ giới đường bộ từ ngày 1/7 sau khi vận hành hoạt động đơn vị hành chính 2 cấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.