ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những người mở con đường huyền thoại

(TTV) - Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại, con đường mang ý chí và niềm tin quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc. Mỗi mét đất, mỗi cây cỏ đều thấm đượm mồ hôi, xương máu của biết bao anh hùng, liệt sỹ mãi mãi nằm xuống nơi đây. Họ đã hiến dâng tuổi thanh xuân, vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước…

19/05/2022 23:23

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức “rực lửa” trên con đường Trường Sơn huyền thoại vẫn in sâu trong tâm khảm của những cựu chiến binh này. Họ là các nhân chứng lịch sử - những người trực tiếp tham gia giữ “mạch máu” giao thông đường Trường Sơn, chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Cựu chiến binh Nguyễn Bá Thuyết (người ở giữa) từng là
Cựu chiến binh Nguyễn Bá Thuyết (người ngồi giữa) từng là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn từ năm 1965 đến năm 1971, thuộc trung đoàn ô tô vận tải 32.

Cựu chiến binh Nguyễn Bá Thuyết từng là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn từ năm 1965 đến năm 1971, thuộc trung đoàn ô tô vận tải 32. Trong suốt 6 năm ấy, ông đã lái hàng trăm chuyến xe chở vũ khí, lương thực vào chiến trường miền Nam một cách an toàn, với nhiều sáng kiến trong vận tải được đơn vị tuyên dương. Nhiều lần giữa lằn ranh sinh tử, ông vẫn giữ vững tay lái và tinh thần lạc quan để băng qua lửa đạn của kẻ thù.

Ngày 5/5/1959, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) quyết định mở một con đường đặc biệt trên dãy Trường Sơn, để chuyển nhân lực, vật lực từ miền Bắc phục vụ cách mạng miền Nam cũng như cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Đến ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 559, xây dựng tuyến chi viện chiến lược vượt qua dãy Trường Sơn. Ra đời đúng sinh nhật Bác Hồ, tuyến đường được mang tên “Đường Hồ Chí Minh”, và ngày 19/5 trở thành ngày truyền thống của Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh lịch sử.

Tuyến đường ra đời, ban đầu chủ yếu vận chuyển bằng phương thức thô sơ là gùi thồ, rồi dần hình thành một hệ thống đường vận tải, đường sông, đường ống… kéo dài tới hàng chục ngàn km. Đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo về chiến lược, thể hiện quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Những năm tháng hào hùng ấy, bất chấp sự ngăn cản, phá hoại khốc liệt của quân thù, bộ đội Trường Sơn đã hiệp đồng tác chiến với các lực lượng gồm: công binh, pháo binh, bộ binh, tăng thiết giáp, giao thông, thông tin liên lạc, … để khai thông, nối dài con đường huyết mạch, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Tuyến vận tải Trường Sơn -Đường Hồ Chí Minh có một vai trò và ý nghĩa chiến lược đặc biệt. Với tuyến đường này, miền Bắc đã đảm bảo chi viện lực lượng, vũ khí, lương thực, thực phẩm cho các chiến trường. Qua đó, đóng góp quan trọng sức người, sức của cho các chiến dịch lớn như: Chiến dịch Mậu Thân 1968; Chiến dịch Khe Sanh-Hướng Hóa; Chiến dịch Thành cổ 81 ngày đêm tại Quảng Trị; Bẻ gãy chiến dịch Lam Sơn 719 tại Đường 9-Nam Lào của kẻ địch và Chiến dịch Tây Nguyên…Từ đó, tạo tiền đề để quân và dân ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa xuân 1975, đánh đổ Ngụy quyền, thống nhất đất nước... Tuyến đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh là một sáng tạo chiến lược tài tình, chứng minh sức mạnh nội lực, ý chí “quyết chiến, quyết thắng” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đây là con đường của lòng người, mang sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Góp phần vào thành quả cách mạng to lớn ấy, không chỉ bởi công lao hiển hách của những lực lượng trực tiếp mở đường, mà còn là sự đồng sức, đồng lòng, gắn kết giữa mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc anh em chung tay đoàn kết, chiến đấu dành tự do độc lập. Có rất nhiều sự hy sinh, cống hiến thầm lặng để giữ huyết mạch giao thông. Trong đó có cả những “tiếng hát át tiếng bom”, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho bộ đội, dân công, thanh niên xung phong vững ý chí, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

Đối với nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Hường, những tháng ngày được cống hiến ở rừng Trường Sơn là những ký ức đẹp nhất của cuộc đời, mà mỗi lần nhắc đến, bà lại rơm rớm nước mắt. Trong trí nhớ của người nghệ sĩ hơn 80 tuổi, kỷ niệm như những thước phim quay chậm, nhưng hiện lên rất rõ như mới diễn ra ngày hôm qua. Tuổi 20, nghệ sĩ Thanh Hường với vóc dáng mảnh mai và nhỏ bé, xung kích đi vào Tây Trường Sơn. Tiếng hát cao vút và thánh thót như chim họa mi của bà đã mang sức mạnh to lớn, truyền đi những thông điệp về lý tưởng của Đảng, Bác Hồ, tình yêu độc lập tự do, nhiệt huyết của một thế hệ thanh niên sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Hường, những tháng ngày được cống hiến ở rừng Trường Sơn là những ký ức đẹp nhất của cuộc đời
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Hường đã có những tháng ngày được cống hiến ở rừng Trường Sơn bằng tiếng hát của mình.

Ai đã từng đến Trường Sơn, đều không thể nào quên những ngày tháng khốc liệt mà cũng không kém phần lãng mạn. Tình yêu vẫn nảy nở ngay trên những cung đường hy sinh gian khổ. Đó không chỉ là ký ức cá nhân, mà còn là niềm kiêu hãnh của cả một thế hệ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh giành độc lập, tự do và chủ quyền cho quốc gia, dân tộc.

Để có được mạng lưới đường Trường Sơn, sau này được Đảng, Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, đất nước ta đã hy sinh hơn 20 ngàn liệt sỹ, hàng chục ngàn chiến sỹ khác bị thương, bị mất đi một phần thân thể hay nhiễm chất độc da cam. Sự hy sinh to lớn đó không thể kể hết bằng lời. Trong 16 năm phục vụ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Thanh Hóa có hơn 2.000 người mãi mãi nằm lại nơi đại ngàn Trường Sơn, gần 5.000 người bị thương, 2.910 người bị nhiễm chất độc hóa học. Họ đã viết nên những trang sử hào hùng mang tên lính Trường Sơn, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từng thước đất trên tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đều thấm bao mồ hôi, xương máu, nhiều anh hùng- liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm lại với cỏ cây hoa lá nơi đây. Sự hy sinh cao cả ấy đã làm tươi thắm thêm màu cờ của Tổ quốc, để đường Trường Sơn đi vào huyền thoại, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào mùa Xuân năm 1975.

Với những người lính Trường Sơn, sau cuộc chiến còn sống trở về đã là hạnh phúc hơn nhiều đồng đội. Thế nhưng, nhiều người trong số đó mang theo những vết thương suốt phần đời còn lại, có những vết thương để lại sẹo, có những vết thương vô hình nhưng vẫn không ít đớn đau… Mảnh vải dù, chiếc võng, ba lô…, là kỷ vật của người lính được lưu giữ hàng chục năm qua, giúp các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu biết thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cựu chiến binh  Lê Văn Thống, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn ở thành phố Sầm Sơn, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có hơn 16 năm ở  đoàn 559, có mặt ở những cung đường ác liệt nhất tại Khe Sanh, Quảng Trị và nước bạn Lào. Kỷ vật chiến trường  ông mang về là mảnh dù nhỏ và một chiếc ăng gô, vật dụng quen thuộc của bộ đội Trường Sơn. Đến nay, cựu chiến binh Lê Văn Thống vẫn gìn giữ cẩn thận những kỷ vật chiến trường ấy với sự trân trọng, nâng niu. Câu chuyện về tấm vải dù và chiếc ăng gô đã gợi lại cho ông và đồng đội bao ký ức của một thời khói lửa.

Cựu chiến binh  Lê Văn Thống, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn ở thành phố Sầm Sơn
Cựu chiến binh Lê Văn Thống, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn ở thành phố Sầm Sơn chia sẻ về những kỷ vật từ chiến trường của mình.

Con đường mòn chạy dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ rầm rập bước chân những binh đoàn ra trận năm xưa, giờ đây đã mang một diện mạo mới. Tuyến đường “máu lửa” thời đánh Mỹ nay đã được nâng cấp, mở rộng, nối liền một dải từ Bắc tới Nam mang tên “Đường Hồ Chí Minh” đã làm thay đổi đời sống của đồng bào các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn hiện nay không chỉ đi từ thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An đến Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước như trước nữa, mà đã trải dài từ Cao Bằng đến tận đất Mũi Cà Mau. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói: “Đường Hồ Chí Minh vừa trực tiếp phục vụ chiến đấu trong chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng đồng thời mang ý nghĩa lâu dài cho đất nước”. 

Có dịp trở lại Trường Sơn, được đi trên tuyến đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh năm xưa, nhiều người không khỏi bất ngờ trước sự đổi thay quá lớn tại những vùng đất trước kia từng bị đạn bom cày xới, nhiều CCB không còn nhận ra Trường Sơn của những năm đánh Mỹ. Thế nhưng, nhiều địa danh vẫn còn hiện hữu, được công nhận là di tích lịch sử. Nơi đây không chỉ là chốn đi về, nương náu của hương hồn những đồng đội Trường Sơn, mà còn là điểm đến tham quan, học tập, tìm hiểu về lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tổ quốc, Nhân dân mãi khắc ghi công lao của những người đã làm nên Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh - “con đường huyền thoại”./.

Minh Thúy/Phim tài liệu ngày 15.5


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

08:41 , 27/04/2024

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là những hủ tục đã tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa suốt nhiều thế kỷ, để lại những hệ lụy nghiêm trọng và lâu dài. Nhiều năm qua, huyện Mường Lát đã đưa ra nhiều giải pháp, nỗ lực giải quyết thực trạng này và đạt được những kết quả khả quan.

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

08:32 , 27/04/2024

Theo báo cáo từ ngành Nông nghiệp Thanh Hoá, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng mưa đã thiếu hụt hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 7 đến 10%, lượng nước trên các sông chính cũng xuống thấp, khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại nhiều địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ lợi tập trung triển khai.

Tăng cường quản lý thị trường hàng hoá, dịch vụ phục vụ khách du lịch

Tăng cường quản lý thị trường hàng hoá, dịch vụ phục vụ khách du lịch

08:25 , 27/04/2024

Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè 2024, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, hấp dẫn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, tăng giá đột biến và những hành vi vi phạm pháp luật khác trong kinh doanh thương mại.

Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

08:21 , 27/04/2024

Theo quy định, hạn chót cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 là ngày 02/5/2024. Trường hợp người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày sẽ bị xử phạt từ 1 - 3 lần số tiền thuế trốn nộp...

Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

08:16 , 27/04/2024

Theo báo cáo bộ Công Thương, tính từ đầu năm đến nay, tiêu thụ điện tăng trưởng khoảng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó miền Bắc tăng 10,2%, miền Trung tăng 7,6% và miền Nam tăng 11,3%.

Bộ giao thông vận tải đăng ký bổ sung thêm vốn đầu tư công

Bộ giao thông vận tải đăng ký bổ sung thêm vốn đầu tư công

08:13 , 27/04/2024

Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải được giao kế hoạch vốn 59.237 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 4/2024, Bộ Giao thông vận tải ước giải ngân đạt hơn 15.300 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 26% kế hoạch vốn được giao.

Ngày 27, 28/4, khu vực Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng

Ngày 27, 28/4, khu vực Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng

08:11 , 27/04/2024

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, các ngày 27, 28/4, khu vực Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, vùng núi đặc biệt gay gắt.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" tỉnh Thanh Hóa năm 2024

21:10 , 26/04/2024

Sáng 26/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Dự hội thi có các đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi; Thiếu tướng Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), các phòng nghiệp vụ, Công an tỉnh và Công an, Ủy ban Nhân dân các địa phương.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

18:24 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ. Lực lượng chức năng vừa đưa ra các khuyến cáo tới người dân để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này. Cụ thế:

Vĩnh Lộc: Trao huy hiệu đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện

Vĩnh Lộc: Trao huy hiệu đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện

17:47 , 26/04/2024

Sáng ngày 26/4, Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Lộc đã tổ chức Lễ trao huy hiệu đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ.