Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động phi chính thức
Lao động phi chính thức hiện đang đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam từ góc độ tạo việc làm, tạo sinh kế cho người dân. Theo tính toán, khu vực phi chính thức đang tạo ra nguồn việc làm cho khoảng 70% số người lao động đang làm việc.
Tuy nhiên, đây cũng là "khoảng trống" an sinh khi tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội cho lao động phi chính thức còn rất thấp, đòi hỏi cần có những giải pháp, trong đó có việc hướng tới tham gia bảo hiểm xã hội là điều kiện bắt buộc…
Theo thống kê, hiện có khoảng 33% những người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội thấp là một thách thức kép, vì nó ảnh hưởng đến an sinh của những người trong độ tuổi lao động trong ngắn hạn, nhưng cũng ảnh hưởng đến an ninh thu nhập của họ về lâu dài (khi họ cao tuổi và sống phụ thuộc vào lương hưu).
Hướng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội là điều kiện bắt buộc
Tại Hội thảo chuyên đề "Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19" thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 năm 2022, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây, nhiều đại biểu đã có nhiều đề xuất liên quan đến lực lượng lao động phi chính thức, trong đó có việc cần hướng tới tham gia bảo hiểm xã hội là điều kiện bắt buộc.
Tiến sĩ Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế (Economica Việt Nam) cho biết, lao động phi chính thức hiện đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, từ góc độ tạo việc làm đến đóng góp không nhỏ cho GDP của cả nước. Trong đó, đóng góp lớn nhất của khu vực phi chính thức là tạo ra nguồn việc làm cho khoảng 70% lao động đang làm việc. Ðể giảm bớt tình trạng lao động phi chính thức, các cấp, các ngành nên có biện pháp mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, mở rộng khu vực kinh tế chính thức, nâng cao quyền của người lao động. Cần hướng tới tham gia bảo hiểm xã hội là điều kiện bắt buộc chứ không phải là tự nguyện như hiện nay.
Hiện đang có một bộ phận ngày càng lớn lao động không bao giờ có quan hệ lao động được thể hiện qua hình thức hợp đồng lao động có tính ổn định, dài hạn. Ðồng thời, những lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao, lao động trên các nền tảng công nghệ ngày càng đông đảo về số lượng. Do vậy, cách tiếp cận về lao động phi chính thức cần được thay đổi theo hướng áp dụng các biện pháp để họ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo vệ quyền của họ mà không cần áp dụng tiêu chí là họ phải có hợp đồng lao động. "Nói cách khác là chính thức hóa lao động phi chính thức bằng biện pháp tham gia bảo hiểm xã hội và bảo vệ quyền của họ mà không cần phải chuyển vào khu vực kinh tế chính thức. Với giải pháp này, cách tiếp cận của ngành Bảo hiểm xã hội cần tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng phục vụ người tham gia bảo hiểm xã hội với các sản phẩm, chế độ lợi ích phù hợp hơn, hấp dẫn hơn và đa dạng hơn. Ðổi mới tư duy, cách thức phục vụ, chế độ bảo hiểm xã hội, sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm xã hội sẽ là nền tảng để mở rộng mức độ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc" - Tiến sĩ Lê Duy Bình phân tích.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng đưa ra số liệu phân tích cụ thể, toàn quốc hiện có 53,4% lao động phi chính thức là người làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), có 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình. Có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (trong đó 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương), trong khi đó chỉ có 14% lao động chính thức được xếp vào nhóm này. Bên cạnh đó, tiền lương bình quân tháng của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị trí việc làm. Tiền lương bình quân của nhóm lao động chính thức vào khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ bằng hơn một nửa con số đó (4,4 triệu đồng/tháng)…
Ðiều đáng nói, hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (chiếm tỷ lệ tới 97,9%), chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi đó, tỷ lệ lao động chính thức có bảo hiểm xã hội bắt buộc lại rất cao (80,5%). Thực tế này cho thấy, lao động khu vực phi chính thức và gia đình họ hay phải chịu thiệt thòi, vì không được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về lao động…
Thay đổi cách tiếp cận với lao động phi chính thức
Tại hội thảo, ông Bùi Sỹ Lợi cũng đưa ra kiến nghị sửa đổi một số luật có liên quan phù hợp với Bộ luật Lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức. Trong đó, cần có quy định hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho lao động, hỗ trợ tài chính, giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (Luật Việc làm); đẩy mạnh phát triển chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khu vực kinh tế phi chính thức (Luật Bảo hiểm xã hội)… Cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ để khu vực kinh tế phi chính thức phát triển đúng mức, giảm dần việc bỏ sót nghĩa vụ đóng thuế, tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội và hạn chế tối đa các tiêu cực trong khu vực này. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể thuộc khu vực kinh tế phi chính thức chuyển sang khu vực doanh nghiệp... (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa)…
Ðể mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động phi chính thức, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cũng cho rằng, các đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội, lao động tự làm thu nhập thấp cần tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ðiều này góp phần đóng góp cho việc mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội, nâng cao tính chính thức của những lao động tự làm và giúp họ tham gia thị trường lao động với vị thế được bảo vệ tốt hơn bởi mạng lưới an sinh xã hội.
Nhưng, việc mở rộng lao động chính thức, mở rộng bảo hiểm xã hội còn đòi hỏi sự vào cuộc của các luật khác như Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp và một số luật chuyên ngành khác. Cách thức tiếp cận để mở rộng lao động chính thức do vậy cần theo nguyên tắc có tính hệ thống và cần có sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành cũng như các văn bản pháp luật của nhiều ngành khác. Ðặc biệt, cần thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội trong giám sát công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Gắn công tác quản lý thuế với công tác quản lý về bảo hiểm xã hội. Phát huy sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư để gắn việc sử dụng dữ liệu dân cư, gắn mã số công dân với mã số bảo hiểm xã hội, phục vụ cho công tác tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các thủ tục tham gia, đóng và hưởng chế độ từ bảo hiểm xã hội…
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Ứng phó với không khí lạnh tăng cường, rét và gió mạnh trên biển
Thực hiện Công văn số 9885/BNN-ĐĐ ngày 25/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Không còn đăng kiểm tạm 15 ngày với ô tô
Để đồng nhất với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 47 quy định về kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Một trong những điểm mới của Thông tư này là, từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Quy định mới về quản lý xe hợp đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158 quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó có nhiều quy định sửa đổi đối với quản lý xe hợp đồng.
Tăng cường biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Những ngày này, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến Thanh Hóa. Tại các huyện miền núi, nhiệt độ giảm sâu vào ban đêm và sáng sớm gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của người dân. Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đang tăng cường chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
Đêm ngày 26/12, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Thanh Hóa
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, đêm 26 và ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa; từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn.
Trao hơn 1500 suất quà cho nữ công nhân có hoàn cảnh khó khăn
Chiều ngày 25/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa và Công đoàn khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã tổ chức trao quà của nhà tài trợ cho nữ đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và quá tải các bãi rác
Trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tập trung và quá tải tại nhiều bãi rác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Nhân dân và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Khắc phục tình trạng này là vấn đề đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng tập trung giải quyết.
Tập đoàn Bất động sản Đông Á hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Chiều ngày 25/12, Tập đoàn Bất động sản Đông Á đã trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà cho 3 hộ nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở trên địa bàn phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn với tinh thần hưởng ứng Chỉ thị số 22, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Tin cuối cùng về cơn bão số 10
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, chiều tối ngày 25/12, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Rộn ràng không khí Giáng sinh tại thành phố Thanh Hoá
Không khí rộn ràng của ngày lễ Giáng Sinh đã tràn ngập khắp mọi nẻo đường tại thành phố Thanh Hoá. Vui vẻ và hạnh phúc đó là những cảm xúc mà mỗi người dân dù tín ngưỡng là lương hay giáo đều đón nhận và tận hưởng trong ngày lễ lớn này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.