ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là trách nhiệm của toàn xã hội

Chiều 14/12 tại Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra hội thảo "Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam".

15/12/2018 10:34

Tồn tại nhiều bất cập trong bảo tồn và phát huy văn hoá

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Cơ Tu, Mông, Nùng, Dao, Ba Na, Chứt, Khmer, XTiêng, Khơ Mú, Lào, Giáy, Lô Lô, Co, Mạ, Bố Y, Pà Thẻn, Ơ Đu, Tà Ôi, Hà Nhì, Cống, Shi La, Rơ Măm, Ê Đê, Bru-Vân Kiều… được phục dựng bảo tồn, phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc.

Hơn 30 làng/bản/buôn của 25 dân tộc (S’tiêng, Chăm, Ba Na, K’ho, M’Nông, Ê Đê, Vân Kiều, Khơ mú, Mường, Thái, Mông, Lô Lô, Tày, Dao, Khmer, Jrai, Ơ Đu, Chứt, Mạ, Bố Y, H’rê…) được hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các thiết chế văn hóa truyền thống, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trang phục truyền thống, nghề truyền thống, những nét đẹp trong phong tục tập quán của các dân tộc.

Toàn cảnh hội thảo diễn ra chiều ngày 14/12 tại Đồng Mô, Hà Nội. Ảnh: Tùng Long.
Toàn cảnh hội thảo diễn ra chiều ngày 14/12 tại Đồng Mô, Hà Nội. Ảnh: Tùng Long.

Nhiều lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc thiểu số có số dân rất ít người (dưới 10.000 người) được mở ra tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình... 134/271 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là của các dân tộc thiểu số; 276/617 nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số.

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian ở vùng dân tộc thiểu số, đồng thời gợi mở, xây dựng các chính sách mới. 16 bản tham luận cùng nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý... tại hội thảo đã góp phần làm rõ những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ - phát huy di sản văn hóa vật thể/phi vật thể của 54 dân tộc đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác bảo tồn và phát huy di sản có tính đặc thù.

GS.TS Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã trình bày những vấn đề cấp bách trong chính sách văn hoá, phân tích sự biến đổi của cấu trúc văn hóa truyền thống và sự tái cấu trúc nền văn hóa đương đại. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lại đề cập đến việc giáo dục văn hóa truyền thống trong chương trình giáo dục phổ thông mới.


Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trò chuyện cùng GS Tô Ngọc Thanh và các nghệ nhân có mặt tại hội thảo. Ảnh: Tùng Long.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trò chuyện cùng GS Tô Ngọc Thanh và các nghệ nhân có mặt tại hội thảo. Ảnh: Tùng Long.

Ths Phạm Cao Quý - Cục Di sản văn hóa lại đề xuất các chính sách và vấn đề vinh danh đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa tại các địa phương.

TS Đặng Thị Oanh và Ths Nguyễn Quang Tuệ là những nhà khoa học ở các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên cũng đã có tham luận về bảo tồn dân ca và chính sách truyền dạy sử thi Tây Nguyên. Từ thực tiễn ở các bản làng dân tộc thiểu số, TS Đặng Thị Oanh đã đề xuất 7 giải pháp cho vấn đề bảo tồn dân ca các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, trong đó diễn giả này nhấn mạnh đến môi trường trao truyền di sản văn hóa trong cộng đồng cũng như quyền lợi của chủ nhân kho tàng dân ca, xây dựng cơ chế, trách nhiệm giữa cộng đồng với nghệ nhân...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội

Đánh giá cao những ý kiến và tham luận đầy tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hoá… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, lĩnh vực văn hóa nói chung, hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói riêng có những đặc thù, khó khăn do nguồn lực hiện nay thường được ưu tiên hơn cho các vấn đề cấp bách về phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Trong khi các vấn đề, bất cập về văn hóa xuất hiện thường chưa thể khắc phục được ngay mà mất nhiều thời gian, tâm sức, thậm chí nhiều chục năm để khắc phục. Cùng với đó, nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chưa coi trọng đúng mức các ý kiến chuyên gia.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tùng Long.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tùng Long.

Theo Phó Thủ tướng, sự tôn vinh của cộng đồng quốc tế đối với các di sản văn hóa dân tộc hay những hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm được đưa vào thời trang, kiến trúc… là niềm tự hào của dân tộc, của đất nước. Để hình thành nên bản sắc văn hóa mỗi cộng đồng, dân tộc phải cần thời gian hàng nghìn năm. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cần lắng nghe chuyên gia, có tầm nhìn chiến lược và sự kiên trì từng việc cụ thể, theo lộ trình.

“Nhà nước không chỉ đào tạo nhân lực, hỗ trợ hoạt động bảo tồn di sản văn hóa mà còn tạo ra môi trường, mối liên kết, kết nối để từng người dân, từng cộng đồng và toàn xã hội có thể tham gia công tác này bảo tồn di sản văn hoá, đặc biệt dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kết nối mạng di động, cá nhân hoá…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, thời gian tới Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách dành cho các nghệ nhân, nhất là đối với những di sản vật thể, phi vật thể có nguy cơ mất đi; xây dựng chương trình giáo dục cho học sinh thiểu số theo xu hướng quốc tế...

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, trách nhiệm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, văn hóa dân gian các dân tộc không chỉ là việc của từng cộng đồng dân tộc mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.

Việc thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa từ các vùng miền - các dân tộc là tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số học hỏi, tăng cường hiểu biết, phát huy truyền thống tốt đẹp và gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được chặn đứng. Một phần do đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải. Mặt khác chúng ta chưa có cơ chế phát huy toàn xã hội đầu tư cho văn hóa, nhất là trong việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, thời gian tới Chính phủ cần tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho phù hợp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh: Tùng Long.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh: Tùng Long.

Đặc biệt chú ý địa bàn, các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa, nhất là các dân tộc còn rất ít người, khu vực biên giới, khu vực hải đảo, khu tái định cư do di dân. Tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, bỏ những hủ tục lạc hậu.

Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm hơn nữa cho văn hóa để góp phần bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Đầu tư của Nhà nước gắn với xã hội hóa các hoạt động, khơi dậy lòng tự hào, truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Đó chính là phát huy chính chủ thể dân tộc để phát huy truyền thống. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chương trình mục tiêu cụ thể.

Phải có giải pháp đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn phát huy, chú ý coi trọng các chính sách và nhanh chóng có các chế độ khuyến khích đối với các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa. Khuyến khích giới trẻ tiếp thu các di sản văn hóa.

Hà Tùng Long/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

08:49 , 20/04/2024

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", thời gian qua, việc thực hiện xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được các địa phương quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Qua đó tạo diện mạo khang trang cho các di tích, nhưng vẫn giữ được giá trị "hồn cốt" vốn có của nó.

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

06:29 , 20/04/2024

Đền Chầu Đệ Tứ hay còn được gọi là Đền Cây Thị là một ngôi đền quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ tại Việt Nam tọa lạc tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Về với xã Hà Ngọc, du khách không khỏi ấn tượng bởi khung cảnh, nhịp sống vùng quê êm ả, thanh bình với những con người đôn hậu, thân tình, mến khách. Bức tranh khung cảnh làng quê bình dị ấy càng thêm giá trị khi có sự hiện diện của những ngôi đền cổ...

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

20:05 , 19/04/2024

Lễ hội Đình Thi tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân được tổ chức 5 năm 1 lần. Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/4/2024 (tức ngày 15 và 16/3 âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú. Huyện Như Xuân đã và đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để phục vụ lễ hội.

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 thu hút khoảng 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 thu hút khoảng 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế

08:42 , 19/04/2024

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM - Hà Nội 2024 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” vừa diễn ra tại thành phố Hà Nội đã thu hút 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan mua sắm.