ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Công tác trùng tu các đền tháp ở Mỹ Sơn mang lại giá trị gốc của di sản

Đó là khẳng định của chuyên gia tại buổi hội thảo "Quy trình kỹ thuật trùng tu đền tháp Chăm Mỹ Sơn qua trường hợp tu bổ, bảo tồn phế tích kiến trúc tháp E7 và nhóm tháp G" diễn ra trong 2 ngày 6-7/12, tại Khu di tích Mỹ Sơn.

09/12/2018 10:08

Theo ông Hoàng Đạo Cương, Phó viện trưởng phụ trách Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT&DL), trong lĩnh vực bảo tồn di tích tại Việt Nam hiện nay, công tác trùng tu các di tích kiến trúc đền tháp của người Chăm vẫn đang trong giai đoạn xác định các nguyên tắc, định hình các giải pháp kỹ thuật, vật liệu tu bổ và giải pháp can thiệp.

Hội thảo về trùng tu tháp E7 và nhóm tháp G tại Mỹ Sơn
Hội thảo về trùng tu tháp E7 và nhóm tháp G tại Mỹ Sơn

 

Ông Cương cho rằng, Khu di tích Mỹ Sơn là nơi ghi nhận rõ rệt nhất các dấu ấn kỹ thuật của quá trình phát triển và định phương pháp trùng tu kiến trúc đền tháp Chăm qua các giai đoạn khác nhau.

Những năm 1981-1985, chương trình hợp tác Việt Nam - Ba Lan về trùng tu di tích với sự tham gia của Trung tâm Bảo quản tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích ngày nay) đã đạt được những kết quả đáng kể, đóng góp quan trọng trong gìn giữ di sản kiến trúc Chăm.

Nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn đã được trùng tu theo phương pháp tái định vị và gia cố các thành phần đã bị đổ nát. Các nguyên tắc và giải pháp kỹ thuật ban đầu này đã đóng góp quan trọng vào công cuộc giữ gìn di sản kiến trúc Chăm, góp phần để đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn trở thành Di sản văn hóa Thế giới.

Các chuyên gia trong và ngoài nước thực địa tại nhóm tháp G
Các chuyên gia trong và ngoài nước thực địa tại nhóm tháp G

 

Trong những năm 1997-2000, thực hiện dự án “Khảo sát, khoanh vùng bảo vệ và quản lý Khu di tích kiến trúc và khảo cổ học Mỹ Sơn”, các chuyên gia Ý đã khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như điều kiện địa vật lý, địa chất, thủy văn... tới thực trạng bảo tồn của khu di tích, đặc biệt là các nghiên cứu khám phá về gạch xây, chất kết dính và kỹ thuật xây dựng gốc.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, Chính phủ Ý đã tài trợ kinh phí, với sự bảo trợ của UNESCO, tiếp tục triển khai dự án “Bảo vệ Di sản thế giới Mỹ Sơn - Thuyết trình và tập huấn ứng dụng các chuẩn mực quốc tế trong trùng tu tại nhóm tháp G - khu di tích Mỹ Sơn”.

Cùng với việc tiến hành nghiên cứu và phát lộ khảo cổ học trên diện tích hơn 1.800m2, hơn 3.000 hiện vật khảo cổ và mảnh vỡ kiến trúc đã được thống kê, phân loại, các phế tích kiến trúc ở nhóm tháp G đã được tu bổ, gia cố bền vững.

Các học viên tham gia dự án học nghề thực địa tại tháp G
Các học viên tham gia dự án học nghề thực địa tại tháp G

 

Những giải pháp kỹ thuật được áp dụng ở dự án trùng tu nhóm tháp G là một bước tiến nổi bật, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học bài bản được thể hiện qua việc sử dụng gạch phục chế và đặc biệt là chất kết dính có nguồn gốc thực vật.

Theo các chuyên gia Việt Nam và Ý, về cơ bản, những quan điểm và định hướng áp dụng bảo tồn, trùng tu các di tích tại Mỹ Sơn được áp dụng từ giai đoạn trước, vẫn được thống nhất và tiếp nối. Mặc dù có sự khác biệt trong việc sử dụng vật liệu trùng tu, song các giải pháp trùng tu cơ bản áp dụng ở dự án vẫn là gia cố, tái định vị, bảo quản, tu sửa nhỏ và phục hồi có chừng mực.

Từ năm 2011-2015, Viện Bảo tồn di tích đã triển khai thực hiện dự án trùng tu bảo tồn tháp E7, một trong số các kiến trúc Kosa grha có mái cong hình thuyền còn nguyên vẹn nhất về hình dáng kiến trúc.

Dự án này là bước thực tiễn hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vật liệu xây dựng và chất kết dính do Viện Bảo tồn di tích thực hiện, tiếp nối kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu chung với các chuyên gia Ý.

Quy trình kỹ thuật, các giải pháp can thiệp đã được thực nghiệm qua thực tế trùng tu, theo phương pháp trùng tu khảo cổ học kết hợp tái định vị, gia cố, được thực hiện bài bản và khoa học đã mang lại hiệu quả cao về bảo tồn.

Đây là kết quả rất quan trọng, thể hiện sự tiếp nối phương pháp trùng tu đã được thực hiện ở nhóm tháp G, đồng thời khẳng định công tác trùng tu các đền tháp ở Mỹ Sơn đã sang một giai đoạn mới, ở một cấp độ cao hơn về khoa học.

Những giải pháp trùng tu mang lại điều gì cho khu đền tháp Mỹ Sơn? Ông Phan Hộ - Giám đốc Ban quản lý di tích Mỹ Sơn cho rằng, hội thảo lần này là để khẳng định lại một lần nữa hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong việc trùng tu di tích và các hệ thống tháp Chăm ở VN nói chung và Mỹ Sơn nói riêng. Trên cơ sở đó thống nhất các giải pháp vật liệu để tiến hành trùng tu các di tích trong thời gian đến.

Theo ông Hộ, tại hội thảo lần này, các chuyên gia trùng tu khẳng định tháp Chăm phải theo quy trình đặc biệt. Đầu tiên là phải khảo sát, khai quật… trên cơ sở dữ liệu thu thập được có tác động trùng tu cho chính xác. Thứ 2, trùng tu nhưng không làm thay đổi giá trị gốc của di sản, còn phục hồi thì tránh phục hồi toàn bộ mà phải phục hồi từng phần với mục đích là không làm mới, biến dạng và thay đổi giá trị gốc của di tích.

Qua những lần trùng tu, giá trị di tích tăng lên như thế nào? Ông Phan Hộ cho rằng, nhờ quá trình trùng tu làm cho di tích ổn định, không tiếp tục xuống cấp, hư hại và chịu ít nhất về mặt tác động của thiên nhiên, con người vào di tích.

“Trùng tu làm cho di tích bền vững nhưng không thay đổi giá trị gốc và nó còn làm cho giá trị gốc được thể hiện rõ nét. Thông qua việc trùng tu, tôn tạo di tích để mọi người hiểu giá trị quý giá của ông cha ta để lại”, ông Phan Hộ nói.

Công Bính/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

16:20 , 23/04/2024

Sáng ngày 23/4, Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Tư vấn – Đào tạo – Dịch vụ - Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ nhân viên, người lao động đang phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

23:16 , 21/04/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân. Bộ sách được in bằng tiếng Việt và 5 bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Arập, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

14:26 , 21/04/2024

Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.