ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Là tác giả của 6 ca khúc viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn còn xúc động khi nhớ về những tháng ngày khốc liệt đó.

15/02/2019 11:33

Tháng 2/1979 khi dân tộc Việt Nam vừa được sống trong hoà bình, tự do mới chỉ gần 4 năm thì tiếng súng của quân xâm lược nổ ra ở biên giới phía Bắc gây bao đau thương, mất mát khiến cho bầu trời hoà bình như "phủ đầy mây xám". Dân tộc Việt Nam lại tiếp tục bước vào một cuộc chiến đấu mới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, gìn giữ nền độc lập, tự do. 

Âm nhạc lại phát huy sức mạnh lớn lao của mình bằng những giai điệu hào sảng, tha thiết, thúc giục người người cầm súng chiến đấu. Là một trong những tác giả của những ca khúc mang tính thời sự, gắn với nhiều dấu mốc lịch sử của dân tộc, trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc khi ông bắt tay vào viết ca khúc "Chiến đấu vì độc lập, tự do" từng được hát vang trên mọi trận tuyến của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. 

 

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên - 1

PV: Thưa nhạc sĩ, là một trong những nhạc sĩ có sáng tác sớm nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, những ngày tháng là thời khắc không thể nào quên phải không ạ?

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Sau năm 1975, đất nước chúng ta vừa hoàn toàn thống nhất, nhân dân ta được sống trong hoà bình. Chúng ta đang trong công cuộc khắc phục thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra và dựng xây đất nước. Là thế hệ trải qua hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, sau khi sáng tác bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, tôi nghĩ rằng mình sẽ chỉ viết những bài ca về lao động sản xuất, hăng say xây dựng đất nước của dân tộc. 

Thế nhưng, chưa được bao lâu thì đến cuối năm 1977 - 1978, quan hệ của nước ta và láng giềng Trung Quốc trở nên căng thẳng. Lúc đó tôi được Bộ Tư lệnh Biên phòng mời đi khắp các tỉnh biên giới và tôi có ghi lại một số ca khúc về người chiến sĩ nơi đây nhưng tôi không thể ngờ rằng tình hình biên giới sẽ diễn biến phức tạp như thế. 

Vào đêm 17/2/1979, khi nghe tin Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tôi nhận thấy đây là cuộc chiến tranh rõ ràng, không còn chỉ là những xung đột nhỏ lẻ. Khi nghĩ về đất nước vừa trải qua bao nhiêu vết thương, lại phải gồng mình trước cuộc chiến tranh mới, lòng tôi trào dâng những cảm xúc khó tả, thôi thúc tôi đặt bút viết bài hát “Chiến đấu vì độc lập, tự do” với tinh thần khái quát mục đích của cuộc chiến tranh cùng mong muốn như là tiếng chuông cảnh tỉnh, báo cho mọi người biết về cuộc chiến tranh và hãy đứng lên bảo vệ biên cương Tổ quốc: “Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương! Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng. Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường. Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người. Độc lập - Tự do!”. Cho đến bây giờ, đã 40 năm trôi qua, đó vẫn là những năm tháng chẳng thể nào quên trong lòng tôi. 

PV: “Chiến đấu vì độc lập, tự do” có lẽ là bài hát được nhiều người nhắc đến nhất khi nói tới chiến tranh biên giới phía Bắc. Bài hát gần như gói gém, chứa đứng tất cả suy nghĩ, cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam khi ấy có phải không, thưa ông?

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Lúc bài hát lần đầu được phát đi đêm ngày 20/2/1979 trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi nhận được điện từ các chiến sĩ Quân khu 5 và Tây Nguyên nói rằng: “Nghe xong ca khúc, chúng tôi chỉ muốn đi lên biên giới góp máu xương của mình để bảo vệ mảnh đất biên cương của Tổ quốc”. Mấy ngày hôm sau, ca khúc này cũng được báo Nhân Dân in và phát hành rộng rãi, sau đó, các cơ quan truyền thông báo chí đều đưa tin và phát sóng ca khúc này.

Hơn ai hết, tôi rất xúc động và hạnh phúc khi cảm nhận được sức mạnh của âm nhạc. Phải sống trong những giây phút như thế mới hiểu được sức mạnh của âm nhạc, thấy đó là sợi dây kết nối mọi người, tạo nên sức mạnh lớn lao.

 

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên - 2

PV: Ngay tại thời điểm đó, bên cạnh ca khúc “Chiến đấu vì độc lập, tự do”, nhạc sĩ đã có những sáng tác song hành với dòng chảy lịch sử, bám sát kịp thời hơi thở thời đại, kêu gọi toàn dân tộc tiếp tục cuộc trường chinh vệ quốc. Nhạc sĩ có thể chia sẻ về những ca khúc đó?

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Nghĩ lại cả cuộc đời mình, chưa có một cuộc chiến tranh nào mà tôi viết nhiều bài hát như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Lúc đó, nghĩ đến biết bao chiến sĩ, người dân đã ngã xuống, hy sinh, lòng tôi không thể nào yên. Toàn bộ tâm trí và trái tim tôi lúc nào cũng như muốn vang lên hành khúc gấp gáp, động viên, cổ vũ tinh thần cho chiến sĩ, đồng bào của tôi nơi tiền tuyến. Thời điểm năm 1979, đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi được cử đi thực tế chiến trường, sáng tác cổ vũ động viên chiến sĩ. 

Trước khi viết bài “Chiến đấu vì độc lập, tự do”, tôi có viết bài “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh". Sau đó, tôi có viết thêm 4 ca khúc nữa là “Quyết đánh tan quân xâm lược”, “Tiếng đàn bên bờ sông biên giới”, “Có một đóa Hồng Chiêm “và “Tiễn thầy giáo đi bộ đội”. 

Mỗi ca khúc đều gắn liền với những ký ức in sâu trong tâm trí tôi. “Có một đoá Hồng Chiêm” được tôi sáng tác trong chuyến đi Quảng Ninh, khi nghe tin liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm đã anh dũng hy sinh vào ngày 17/2/1979. Hay như ca khúc “Tiễn thầy giáo đi bộ đội” là tôi viết khi được chứng kiến tình cảm rất hồn nhiên nhưng cũng thương xót khi tiễn người thầy lên đường của con gái tôi, thầy Việt: “Ngày mai thầy lên đường. Đi làm anh bộ đội. Tạm biệt mái trường xinh để lên miền biên giới…”.

Rồi “Tiếng đàn bên bờ sông biên giới” được tôi viết ở mảnh đất Lào Cai, trong không khí sục sôi của chiến tranh, dưới làn mưa bom bão đạn khốc liệt của kẻ thù khi chiến tranh, những người chiến sĩ vẫn lạc quan ngồi gảy đàn lúc đêm khuya, cất tiếng hát thiết tha với niềm tin chiến thắng kẻ thù, giữ vững chủ quyền dân tộc.  

 

 

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên - 3
 

PV: Có thể nói rằng âm nhạc có sức mạnh lớn lao đồng hành với quần chúng đi qua đạn bom khốc liệt của chiến tranh, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Sức mạnh của âm nhạc nhiều khi không lường được hết. Tôi nhớ mãi câu nói của anh Lưu Hữu Phước: “Phạm Tuyên ơi, âm nhạc là vũ khí đấy. Nếu biết sử dụng thì nó mang sức mạnh cụ thể”. Chức năng của âm nhạc không chỉ là để giải trí mà còn để cổ vũ, động viên, hướng con người đến những lý tưởng cao đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhiều nhạc sĩ đã viết được những bài hát có sức chiến đấu cao, trở thành nguồn động viên, cổ vũ tinh thần kịp thời cho quân dân ta vững vàng chiến đấu. 

PV: Dòng “nhạc biên giới” có thể xem như một cách ghi lại lịch sử giữ gìn biên cương Tổ quốc bằng âm nhạcNăm tháng chiến tranh đã qua đi, nhạc sĩ có nghĩ rằng những ca khúc hào hùng đó sẽ mất đi giá trị khi không được phổ biến rộng rãi?

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: 40 năm qua, mỗi khi những ca khúc của thời kỳ chiến tranh biên giới được vang lên, tôi rất vui mừng không phải vì người ta nhắc lại bài hát của mình mà nhắc lại một sự kiện lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Sức sống lâu bền của một tác phẩm âm nhạc không phụ thuộc vào việc có được phát hành rộng rãi hay không mà nằm ở giá trị của những trang sử giữ nước đầy hào hùng.

Nhiều người ưu ái nói rằng tôi là người viết biên niên sử bằng âm nhạc, nhưng thực chất, tôi may mắn được sống và làm việc trong môi trường báo chí của Đài Tiếng nói Việt Nam cho nên nắm bắt được thông tin và cùng với cảm xúc của mình viết nên những ca khúc đó. Những sáng tác của tôi còn chạm được đến trái tim của các thế hệ người dân Việt Nam có lẽ bởi tiếng lòng tôi hoà chung với tiếng lòng của cả dân tộc. 

PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên./.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở huyện Bình Giang, Hải Dương. Từ năm 1958, ông  công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố. Bài Như có Bác trong ngày đại thắngđược ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

 

Theo Hạnh Lê

Vov.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

23:16 , 21/04/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân. Bộ sách được in bằng tiếng Việt và 5 bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Arập, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

08:49 , 20/04/2024

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", thời gian qua, việc thực hiện xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được các địa phương quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Qua đó tạo diện mạo khang trang cho các di tích, nhưng vẫn giữ được giá trị "hồn cốt" vốn có của nó.

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

06:29 , 20/04/2024

Đền Chầu Đệ Tứ hay còn được gọi là Đền Cây Thị là một ngôi đền quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ tại Việt Nam tọa lạc tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Về với xã Hà Ngọc, du khách không khỏi ấn tượng bởi khung cảnh, nhịp sống vùng quê êm ả, thanh bình với những con người đôn hậu, thân tình, mến khách. Bức tranh khung cảnh làng quê bình dị ấy càng thêm giá trị khi có sự hiện diện của những ngôi đền cổ...

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

20:05 , 19/04/2024

Lễ hội Đình Thi tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân được tổ chức 5 năm 1 lần. Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/4/2024 (tức ngày 15 và 16/3 âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú. Huyện Như Xuân đã và đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để phục vụ lễ hội.