ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mùa Lễ hội ở Hà Nội: Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống

Thời điểm này, Hà Nội bắt đầu bước vào mùa lễ hội. Nhiều vấn đề về quản lý, đổi mới công tác tổ chức lễ hội lại được đặt ra.

11/02/2019 16:52

Thời điểm này, Hà Nội bắt đầu bước vào mùa lễ hội. Nhiều vấn đề về quản lý, đổi mới công tác tổ chức lễ hội lại được đặt ra, đặc biệt khi thực tế đây đó vẫn còn một số lễ hội mới chỉ chú trọng đầu tư đến hình thức, quy mô mà chưa đảm bảo về nội dung, giá trị văn hóa truyền thống. 

Từng gây bức xúc trong dư luận khi để xảy ra tình trạng tranh cướp lộc hoa tre đầy bạo lực, năm nay Ban tổ chức lễ hội Đền Sóc tiếp tục đổi mới nghi thức phát lộc, điều chỉnh lễ rước giỏ hoa tre và trầu cau theo hướng văn minh, an toàn, trang trọng. Đồng thời, đảm bảo phương án tổ chức trông giữ phương tiện đúng nơi, đúng giá vé quy định. 

Lễ dâng hoa tre tại Đền Sóc.
Lễ dâng hoa tre tại Đền Sóc.

Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: “Trong lễ hội năm nay 2019, chúng tôi tiếp tục thực hiện đổi mới đã làm trong năm 2018. Đó là trong các nghi thức tổ chức các lễ rước có sự điều chỉnh. Lễ rước giỏ hoa tre và trầu cau, thay bằng việc sau khi lễ ở Đền Thượng, đưa về Đền Hạ, Đền Mẫu, chúng tôi sẽ đưa trực tiếp lễ vật vào trong hậu cung Đền Thượng và không tổ chức việc tán lộc và không còn tục cướp lộc ở những vị trí Đền Mẫu, Đền Hạ nữa, để tránh những hành động bạo lực phản cảm. Và lễ vật này sẽ được ban tổ chức chia nhỏ, và tổ chức phát lộc trong thời điểm thích hợp".

Vừa được đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) đã sẵn sàng bước vào mùa lễ hội mới. Cũng từng có những tồn tại về việc chen lấn, xô đẩy, mất vệ sinh, phản cảm, mùa lễ hội này, ngay từ trước Tết Nguyên Đán, Ban Tổ chức lễ hội đã sớm phổ biến quy tắc ứng xử văn minh tới nhân dân sinh sống và tham gia kinh doanh dịch vụ tại khu vực lễ hội. Đồng thời quy hoạch khu kinh doanh dịch vụ để dễ quản lý và không gây ách tắc giao thông. 

Ngành chức năng đã lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lên kế hoạch thu gom và xử lý rác thải… Đặc biệt tập trung kiểm tra phát hiện xử lý nghiêm các điểm cờ bạc trá hình, bán hàng giá cao. Để kịp thời phát hiện xử lý những tồn tại, khu vực thắng cảnh đã được dựng nhiều biển báo đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách.

Khách thập phương làm lễ tại Động Hương Tích.
Khách thập phương làm lễ tại Động Hương Tích.

Ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức cho biết: “Chúng tôi bao giờ cũng có đường dây nóng, các ban quản lý đều có đường dây nóng đó, năm nay là năm mà lần đầu tiên thực hiện theo xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt nên chúng tôi có kẻ lại các biển báo trong đó ghi rõ các địa chỉ đường dây nóng.

Phát hiện bất cứ một vấn đề gì về giá, về dịch vụ, về thái độ ứng xử, về việc không xử lý nghiêm của các lực lượng tham gia ở đó, đề nghị du khách điện đến các số điện thoại đó. Và số điện thoại của đồng chí Chủ tịch là Phó trưởng ban chỉ đạo thường trực của lễ hội lúc nào cũng được công khai ở đấy”.

Là địa phương đứng đầu về số lượng lễ hội trong cả nước, với 1.700 lễ hội chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm, mỗi mùa lễ hội, Hà Nội thu hút hàng triệu lượt du khách. Tính riêng di tích Chùa Hương, mùa lễ hội năm 2018, đã thu được trên 110 tỷ đồng từ tiền vé thắng cảnh. Đó là chưa kể đến nguồn thu từ các dịch vụ ăn theo. Có thể nói lễ hội đã thực sự trở thành một ngành kinh tế, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội ở Hà Nội. 

Dù vậy, những năm qua “ngành kinh tế” này vẫn chưa được quan tâm, phát triển đúng mức, khi vẫn còn không ít những điều tiếng về tình trạng kém văn minh tại các điểm tổ chức lễ hội. Phổ biến là tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc; kém vệ sinh môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm; treo móc thịt thú rừng gây phản cảm; chặt chém, tăng giá dịch vụ tại lễ hội, đánh bạc trá hình dưới hình thức vui chơi có thưởng, tranh giành khách… Những tồn tại này có nguyên nhân từ việc lễ hội ở Hà Nội mới chỉ chú trọng phát triển về hình thức, quy mô mà chưa quan tâm tới việc phát triển về nội dung, gìn giữ những giá trị truyền thống. Đây chính là lực cản du khách đến với lễ hội ở Thủ đô. 

Trước thực trạng này, năm nay, thành phố Hà Nội đã chấn chỉnh lại hoạt động của các điểm lễ hội, hướng đến bảo đảm nội dung, chất lượng của lễ hội. Theo đó, địa phương và ngành chức năng tăng cường các biện pháp gìn giữ không gian văn hóa tâm linh, tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách từ giao thông cho tới vệ sinh an toàn thực phẩm… Đặc biệt nêu cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội. 

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội cho biết: “Năm nay ngành văn hóa thể thao Hà Nội cũng chỉ đạo rà soát lại tất cả các nội dung của các lễ hội. Nếu nội dung nào cảm thấy phản cảm không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự thì kiên quyết loại bỏ để làm sao cho các lễ hội trả lại cho người dân theo đúng tính chất của lễ hội, phục vụ cho người dân một cách vui vẻ nhất, an toàn nhất”.

Để có mùa lễ hội văn minh, an toàn, rất cần chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm phát hiện, điều chỉnh những bất cập nảy sinh, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp, hướng tới những điều thiện, lành trong cuộc sống.

Theo Nguyên Nhung/VOV1


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

19:40 , 18/04/2024

Từ thời các vua Hùng, Thanh Hóa có tên gọi Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Bởi vậy, từ rất sớm, văn hóa thời kỳ Hùng Vương đã để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh. Không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ mà Thanh Hóa còn có hệ thống di tích phong phú trải khắp từ miền xuôi, lên miền ngược liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nhân vật lịch sử, truyền thuyết thời kỳ các vua Hùng. Ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, từ khắp mọi miền Tổ quốc, mọi người dân Việt Nam đều thành tâm hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc, xây dựng và bảo vệ non sông.

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

18:02 , 18/04/2024

Từ 19/4 - 20/4, (tức là ngày 11 và 12/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Đền thờ Mai An Tiêm, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn sẽ diễn ra Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được huyện Nga Sơn khẩn trương hoàn tất.

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:00 , 18/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

19:53 , 17/04/2024

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là sẽ đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, kéo dài 5 ngày. Đây được xem là “thời điểm vàng” để các địa phương, các khu, điểm du lịch, và doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa du lịch hè 2024. Và tín hiệu đáng mừng đó là đến thời điểm này, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt 80 - 90% công suất, thậm chí có nơi đã đạt 100% công suất phục vụ.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:29 , 17/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.