ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng xử với di sản: Tránh trùng tu kiểu phá di tích

Trong nhiều năm nay, khi đời sống người dân khấm khá lên, một số nơi muốn trùng tu, sơn sửa lại các di tích của địa phương mình, như đình làng, đền, chùa… Nhưng nhiều khi do ý muốn chủ quan, không có những kiến thức, hiểu biết cũng như kinh nghiệm cơ bản về trùng tu di tích, cho nên nhiều công trình đã "biến dạng", thay đổi hoàn toàn sau khi được sửa sang.

20/02/2020 15:49
 

Ứng xử với di sản: Tránh trùng tu  kiểu phá di tích

Đình Trùng Hạ đã bị sơn đỏ.

Quá muộn để chữa cháy

Mới đây nhất, đình Trùng Hạ, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vừa được địa phương sơn lại với hai màu đỏ và vàng. Toàn bộ các cấu kiện gỗ chạm trổ tinh xảo rất đẹp đã bị những lớp sơn này phủ lên.

Đình Trùng Hạ cùng với đình Trùng Thượng thuộc thôn Tùy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn. Đình là di tích cấp quốc gia thờ năm vị: Đông Hải đại vương, Sóc Giang đại vương, Trang Hiền đại vương, Hưng Đạo đại vương và Quốc Mẫu. Đình Trùng Hạ hiện còn giữ lại được nhiều bộ vì nóc, các bức y môn cùng những mảng chạm vô cùng tinh xảo, khéo léo, thậm chí là tinh xảo và tỉ mỉ hơn so với nhiều mảng chạm cùng thời kỳ. Các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, từ các con vật linh như rồng, hổ…, các chi tiết trang trí như hoa lá, cúc, mai…, cảnh thú đuổi nhau, mặt trời, mặt trăng. Điểm đặc biệt là các bộ vì của đình được chạm trổ cả hai mặt, trong khi ở hầu hết các công trình kiến trúc khác cùng thời kỳ (thế kỷ 16-17), các chi tiết chỉ được chạm trên một mặt.

Đình Trùng Hạ trước khi bị sơn.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình cho biết, năm 2012, ông từng cùng PGS.TS Trần Lâm Biền về nghiên cứu để chuẩn bị ra cuốn sách “Đình làng Việt”, đây cũng là đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS.TS Trần Lâm Biền. Đến tháng 9-2019, đình bắt đầu được sơn. Và đến đầu năm 2020, toàn bộ các cấu kiện gỗ trong đình đã được sơn đỏ, phủ hết lên những chi tiết chạm trổ tinh xảo.

Vụ việc này khiến chúng ta nhớ đến những thí dụ cách đây không lâu về việc tôn tạo, tu sửa công trình kiến trúc, mỹ thuật lịch sử mà phá hỏng luôn công trình. Năm 2018, đình Văn Xá (xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam), địa phương cũng đã tự ý phủ sơn đỏ cho toàn bộ các kết cấu vì kèo của đình, che hết các chi tiết chạm khắc gỗ tinh xảo. Độ bóng của sơn đã làm mất hết đường nét, hình khối điêu khắc có giá trị của đình. Sau khi các phương tiện truyền thông và các nhà nghiên cứu lên tiếng, đình đã phải khắc phục nhưng khó có thể trả lại nguyên trạng như cũ của các cấu kiện gỗ.

Trước đó cũng không lâu, cũng trong năm 2018, đình Lương Xá (xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) bị hạ giải toàn bộ cấu kiện gỗ và thay bằng đó là hệ thống vì kèo bằng bê-tông. Đình cũng sở hữu những mảng chạm bằng gỗ tuyệt đẹp và cầu kỳ có niên đại từ thế kỷ 17. Khi dư luận lên tiếng thì “sự đã rồi”, hậu quả không thể khắc phục.

Rất nhiều những thí dụ khác như chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) bị đập bỏ hai cổng ngách hai bên gác chuông để xây mới, chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) bị dỡ nhà Tổ và gác khánh để xây lại…

Mới đây nhất, di tích Cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Trực, tỉnh Nam Định), di tích cấp Quốc gia và là một trong ba cây cầu ngói có tuổi đời hàng trăm năm, trong quá trình tu tạo, sửa lại, đã bị trát phẳng và sơn giả đá lên toàn bộ phần cổng, làm mất toàn bộ hoa văn và vẻ đẹp cổ kính của cây cầu. Được biết, cây cầu xuống cấp, địa phương xin sửa, phần sửa cầu và mái ngói có sự giám sát của đại diện Ban quản lý Di tích và danh thắng thì được sửa đúng như nguyên gốc, nhưng phần cổng do địa phương huy động kinh phí xã hội hóa, trát lại và lát đá làm mất đi nguyên bản.

Với những công trình bị tu sửa kiểu hủy hoại như thế này, việc khắc phục hậu quả gần như là không thể, ngoài cách chờ thời gian làm bay màu (đối với sơn).

Cần sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng

Với rất nhiều di tích nằm rải rác ở các địa phương, và chịu sự quản lý của địa phương, những sự việc trùng tu theo kiểu “phá di tích” như thế này khó có thể tránh được bởi công trình thường phục vụ cho các mục đích sinh hoạt chung của cộng đồng cư dân ở địa phương đó, và khi cộng đồng có ý muốn chung tay góp tiền tu sửa công trình, thì thường sẽ tu sửa theo ý muốn của họ.

Điều quan trọng ở đây là cơ quan quản lý ở từng địa phương phải nắm được thông tin của mỗi di tích lịch sử, kiến trúc ở địa bàn mình. Khi đã nắm rõ rồi, cần làm cho người dân hiểu được giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, giá trị lịch sử của công trình. Như vậy, khi người dân hiểu được, tự khắc họ sẽ có cách tu sửa công trình sao cho đúng với nguyên bản nhất. Bài học từ nhiều nơi cho thấy, những di tích ở địa phương một khi đã được cộng đồng hiểu đúng giá trị, sẽ được bảo vệ an toàn và chặt chẽ.

Đây cũng là bài học về quản lý di sản, một bài học không mới và không biết bao giờ mới cũ, khi năm nào cũng có vài công trình bị “sửa” hỏng như thế này.

TUYẾT LOAN/ nhandan.com.vn

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

20:02 , 25/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024, huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của huyện và các địa phương lân cận, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Trong đó, sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Chè, nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung là một trong những sản phẩm chủ lực.

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

14:00 , 25/04/2024

Trong tháng 4 này, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

07:12 , 25/04/2024

Những ngày này, thị xã Nghi Sơn đang khẩn trương, hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng để sẵn sàng cho các hoạt động văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng sôi động, hấp dẫn, mở đầu mùa du lịch hè 2024.

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

21:17 , 24/04/2024

Trong 2 ngày 23, 24/4 ( tức ngày 15, 16/3 âm lịch), huyện Như Xuân đã sôi nổi tổ chức Lễ hội Đình Thi lần thứ V năm 2024. Nhiều nghi lễ truyền thống, các hoạt động hóa văn nghệ, ẩm thực đặc sắc diễn ra trong lễ hội đã thu hút đông đảo Nhân nhân tham gia.

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

09:13 , 24/04/2024

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực nhằm phục vụ mùa du lịch hè 2024.

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

21:02 , 23/04/2024

Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tức (ngày 18/3 đến ngày 23/3 năm Giáp Thìn) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành.

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

20:17 , 23/04/2024

Dự án Sun World Sầm Sơn đang gấp rút hoàn thành những công việc cuối cùng. Nhà đầu tư sẽ nỗ lực đưa dự án đi vào hoạt động cuối tháng 5 tới đây để phục vụ du lịch hè Sầm Sơn 2024.

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

16:20 , 23/04/2024

Sáng ngày 23/4, Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Tư vấn – Đào tạo – Dịch vụ - Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ nhân viên, người lao động đang phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.