ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

NSND Trung Anh: "Thập niên 90, ai được chọn lồng tiếng phim cũng oách"

Trong nhiều năm tháng gắn bó với công việc lồng tiếng, NSND Trung Anh, NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, NSƯT Hương Dung... đã có những kỷ niệm khó quên.

09/07/2020 20:52

“Ai được chọn làm lồng tiếng cũng oách”

NSND Trung Anh kể, anh đến với công việc lồng tiếng phim rất tình cờ và bất ngờ. Lúc đầu, anh nghĩ giọng mình không được hay nên không bao giờ nghĩ mình có thể làm được công việc này.

Tuy nhiên, vào năm 1997, khi tham gia phim nhựa “Đồng đội” của đạo diễn Hà Sơn, anh được đạo diễn yêu cầu phải tự lồng cho chính nhân vật của mình đóng. Lần đầu tiên bước vào phòng lồng tiếng có nhiều bỡ ngỡ nhưng rồi cũng hoàn thành công việc.

 

NSND Trung Anh: “Thập niên 90, ai được chọn lồng tiếng phim cũng oách” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

NSND Trung Anh.

“Sau lần lồng tiếng đó, anh Trọng Phan thấy tôi lồng tiếng ổn nên cứ có việc lại gọi lên làm. Hồi đầu chủ yếu lồng tiếng phim nhựa, sau mới có phim truyền hình. Thời kỳ có phim truyền hình Việt Nam thì cũng chỉ phim ngắn tập. Tiếp đó là đến thời kỳ lồng tiếng phim nhập khẩu như: Ôshin, Đơn giản tôi là Maria, Người giàu cũng khóc, Cô chủ nhỏ, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Trở về Ê-đen... Thời đó lồng không biết bao nhiêu phim mà kể, ngày nào cũng có việc để làm.

Nhớ nhất là phim “Oshin” vì đó là phim truyền hình nước ngoài đầu tiên tập trung đông đảo diễn viên vào lồng tiếng. Và phim vốn dĩ mỗi tập chỉ 15 phút nhưng khi phát trên sóng truyền hình Việt Nam thì được gom 3 tập lại làm 1 nên mỗi tập dài 45 phút. Trong lần đầu tiên, 15 phút phim phải lồng tiếng một tuần mới xong, dù các nghệ sĩ làm từ 8h sáng tới 10h đêm.

Khi đó, các nghệ sĩ còn phải làm quen với thiết bị kỹ thuật số do phía Nhật mang sang lắp đặt. Phim huy động tới cả trăm nghệ sĩ lồng tiếng trong đó có NSND Trọng Khôi, NSND Trần Nhượng, NSND Hoàng Dũng, NSƯT Hương Dung, NSƯT Đỗ Kỷ, NSND Lan Hương, NSƯT Trung Hiếu, cố NSƯT Văn Hiệp, NSƯT Lan Hương - Bích Ngọc, NSƯT Bích Thủy - Bích Ngọc, NSƯT Phú Thăng... cùng nhiều diễn viên lồng tiếng nhí. Có những tập phải lồng đi lồng lại vì người này đạt thì người kia chưa đạt nên phải lồng lại từ đầu.

Trong các phim đó, nhiều khi một phim mà tôi phải lồng nhiều vai. Trong bối cảnh làm ra đồng tiền khó khăn thì công việc lồng tiếng phim giúp chúng tôi có thu nhập tốt”, NSND Trung Ah nói thêm.

Nam nghệ sĩ kể, thời đầu lồng tiếng phim truyền hình rất vui. Thời đó còn chạy băng từ nên rất hiếm kênh để lồng và diễn viên phải tập trung rất đông để lồng. Phòng bên cạnh phòng thu là phòng chờ lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Về sau nhiều kênh nên ai đến lồng xong lại về.

“Ai được chọn làm công việc lồng tiếng thời đó cũng oách vì vừa vui, vừa có việc làm, vừa có thu nhập tốt. Bối cảnh thời đó, phim không nhiều, thỉnh thoảng mới có một phim nên lồng tiếng là công việc thường xuyên của những diễn viên sân khấu như chúng tôi. Mà ngày xưa cũng không có nhiều người lồng tiếng lắm đâu”.

“Nghề lồng tiếng là nghề tình cảm bị cưỡng bức”

Cặp vợ chồng Lan Hương - Đỗ Kỷ cũng là giọng lồng nổi tiếng của hàng loạt bộ phim ăn khách. Chính NSND Lan Hương là người đã lồng tiếng cho nhân vật bà Vi do NSƯT Hoàng Yến thể hiện trong phim “Của để dành” năm 1998.

 

NSND Trung Anh: “Thập niên 90, ai được chọn lồng tiếng phim cũng oách” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

NSND Lan Hương trong phòng lồng tiếng. Ảnh: TL.

Ngoài ra, chị từng lồng tiếng cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Như Quỳnh, NSND Minh Châu, NSƯT Thanh Quý, NSƯT Thu An, NSƯT Thanh Hiền... Mỗi nghệ sĩ lại có một cái “e” riêng, người lồng tiếng vừa phải hiểu nhân vật vừa phải hiểu diễn viên mà mình lồng tiếng.

“Tôi thấy công việc này rất thú vị và bổ trợ cho diễn xuất của mình rất nhiều. Nhiều trường hợp, người lồng tiếng khiến vai diễn thành công hơn, góp phần đẩy cảm xúc của người xem đến cao trào.

Nhiều người bảo, đây là nghề tình cảm bị cưỡng bức, phản xạ bị cưỡng bức cũng đúng. Người lồng tiếng phải đẩy cảm xúc một cách thụ động theo diễn viên. Không phải ai là diễn viên cũng lồng tiếng được.

Có người có tình cảm nhưng không bắt được lời, hoặc bắt được lời lại không có cảm xúc. Trong thời gian cực ngắn phải thuộc lời thoại, tình cảm nhưng phải quên ngay khi sang phân đoạn khác. Có khi đang vui vẻ lại phải chuyển sang cảm xúc đau khổ.

Nhưng người lồng tiếng trước hết phải vượt qua cảm giác một mình trong phòng thu, tự biên tự diễn. Vào trong đấy, tất cả im phăng phắc. Có người lần đầu vào không nói được, mở miệng là nhân vật nói xong, hình ảnh trôi đi mất rồi”, NSND Lan Hương nói.

Theo nữ nghệ sĩ, để lồng tiếng tốt, người làm nghề cần phải tìm hiểu cá tính nhân vật, bước chuyển tâm lý trong vai diễn. Không phải cứ đeo tai nghe vào và đọc theo lời, như thế chỉ gọi là “thợ đọc”. Cần phải thể hiện tình cảm giống như nhân vật. Bên cạnh việc tạo cảm xúc như thật, người lồng tiếng còn phải luôn giữ được tiếng nói rõ ràng. Dù có khóc cũng phải giữ ở mức để khán giả vừa thấy có cảm xúc, vừa nghe được lời của nhân vật mà không bị méo mó. 

NSƯT Hương Dung cũng là giọng lồng trở nên thân thiết với khán gián giả truyền hình từ những năm thập niên 80. Kể từ vai lồng tiếng đầu tiên là lồng tiếng cho nhân vật Tuyên phi Đặng Thị Huệ (do nghệ sĩ Lê Vân đóng) trong phim “Đêm hội Long Trì” của đạo diễn Hải Ninh, cho đến nay, số phim mà Hương Dung tham gia lồng tiếng đã lên tới hàng trăm.

Có thể kể đến những phim nổi tiếng như: Mẹ chồng tôi, Mùa lá rụng trong vườn, Tia nắng mong manh, Đường đời, Mùa lá rụng, Chuyện phố phường, Lập trình cho trái tim... Đặc biệt, trong serie phim “Cảnh sát hình sự”, hầu hết các phần đều có chị tham gia lồng tiếng cho các nhân vật nữ trung tuổi như: “Phía sau một cái chết”, “Cô gái đến từ Băng Cốc”...

Các bạn nghề của chị vẫn thường đùa: “Cứ ca nào “khó đỡ” đều rơi vào tay Hương Dung cả”. Thậm chí, có phim, Hương Dung người Bắc nhưng lồng tiếng Quảng Bình rất ngọt, chữa cháy cho một đoàn phim đang thiếu chất giọng này. Lần khác là một vai hề phải hát lời cổ, chị cũng thành công nhờ vốn tích lũy từ chính những gì đã quan sát, nghe, xem, học theo.

Theo NSƯT Hương Dung, lồng tiếng phim đã bồi đắp cho chị nhiều kinh nghiệm để giảng dạy lớp diễn viên trẻ. Khi lồng tiếng, không có nhân vật nào khó cả, chỉ khó khi nghệ sĩ không chịu tích lũy, đầu tư và quan sát. Với nữ nghệ sĩ, những vai có tính cách mạnh sẽ khó hơn chút vì phải truyền tải cảm xúc của nhân vật đến khán giả.

Hà Tùng Long/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

19:53 , 17/04/2024

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là sẽ đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, kéo dài 5 ngày. Đây được xem là “thời điểm vàng” để các địa phương, các khu, điểm du lịch, và doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa du lịch hè 2024. Và tín hiệu đáng mừng đó là đến thời điểm này, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt 80 - 90% công suất, thậm chí có nơi đã đạt 100% công suất phục vụ.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:29 , 17/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

20:09 , 15/04/2024

Trong những ngày này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024. Ước tính mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến dâng hương, tham dự các hoạt động của lễ hội.

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

16:46 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "gia đình văn hoá", "thôn, tổ dân phố văn hoá", "xã, phường, thị trấn tiêu biểu" .

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

09:17 , 15/04/2024

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới giữ vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Những năm qua, huyện Hà Trung đã quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần hoàn thành 2 tiêu chí số 6 và 16 về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.