ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tranh dân gian: Gian nan bảo tồn

Để bảo tồn và khôi phục tranh dân gian trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề lại là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.

09/07/2020 09:03

Đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền của nhiều dòng tranh dân gian, ước vọng hồi sinh và gìn giữ một di sản văn hóa của cha ông để “màu dân tộc” mãi được “sáng bừng trên giấy điệp”... không chỉ là ước nguyện mà còn có cả trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi làng nghề và cả các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, để bảo tồn và khôi phục tranh dân gian trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề lại là một bài toán khó chưa có lời giải đáp. Bảo tồn thế nào và bằng cách nào vẫn đang là điều còn trăn trở, còn ngổn ngang.

Theo các nguồn tư liệu, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có cách đây gần 500 năm, vào thế kỷ 16. Và cho tới tận năm 1945, vẫn có tới 17 dòng họ còn theo nghề với rất nhiều xưởng làm tranh trong làng. Thế nhưng đến nay cả làng chỉ còn vài ba gia đình là còn làm tranh.

Ông Nguyễn Đăng Chế, một trong số ít nghệ nhân còn làm tranh ở làng Đông Hồ cho biết: Hiện ở làng Đông Hồ không còn mấy ai mặn mà với nghề. Không phải họ bỏ nghề vì không yêu, vì chán mà nghề làm tranh không đủ để nuôi sống họ và gia đình. Nhu cầu mua tranh không nhiều nên không bán được tranh, vì thế không đủ nguồn lực để duy trì nghề.

tranh dan gian: gian nan bao ton hinh 1
Tranh dân gian Hàng Trống.

Với gia đình ông Nguyễn Đăng Chế và một số người khác còn giữ được nghề cho đến ngày nay cũng phải trải qua bao nhiêu khó khăn, lăn lộn tìm nguồn tiêu thụ và làm nhiều cách để tranh dân gian thích ứng với cuộc sống hiện đại. Ông cho rằng: “Thực tế ngày nay các hộ gia đình trong làng chuyển sang làm hàng mã là do nhu cầu tâm linh, bán được hàng thì người dân có thu nhập, họ duy trì được đời sống. Điều ông luôn ao ước hiện nay là làm sao nghề làm tranh dân gian có thể sống khỏe được như nghề làm hàng mã.”

Còn đối với tranh dân gian Kim Hoàng, ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, một trong 3 dòng tranh dân gian nổi tiếng của miền Bắc cũng có thời kỳ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi cả làng bị ngập, nhiều ván in tranh vì thế bị nước lũ cuốn trôi. Sau trận lụt đó, nghề làm tranh dần mai một, đến năm 1945 thì cả làng Kim Hoàng không còn ai làm tranh.

Ông Trần Thịnh, một trong số ít người cao tuổi của làng am hiểu về tranh Kim Hoàng cho biết: “Ngày trước người dân trong làng cũng muốn khôi phục lại nhưng số người biết làm tranh thì cứ dần dần mất hết, số người còn biết về dòng tranh cổ này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đều đã ở tuổi xưa nay hiếm sức khỏe yếu. Những ván khắc tranh dần mất hết, muốn khôi phục cũng khó. Cho nên, chúng tôi tiếc lắm nhưng vẫn phải chịu”.

tranh dan gian: gian nan bao ton hinh 2
Tranh Kim Hoàng được phục chế theo mẫu của Pháp.

Cái hồn của một di sản văn hoá chính là người thực hành, nắm giữ di sản. Cụ thể với tranh dân gian thì đó là các nghệ nhân, những người trực tiếp làm ra các bức tranh dân gian sống động, mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, thực tế nghệ nhân còn làm nghề và tâm huyết với nghề còn rất ít, thậm chí không còn, đây là một khó khăn rất lớn trong việc duy trì sự sống của làng tranh.

Bên cạnh nguyên nhân thiếu vắng nghệ nhân theo nghề, các dòng tranh và làng tranh dân gian truyền thống của nước ta đã và đang chịu những tác động của sự thay đổi trong đời sống hiện nay. PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá- Nghệ thuật Quốc gia nêu thực tế: Trước kia tranh dân gian là thú chơi ngày Tết, còn bây giờ nhu cầu đấy không còn nhiều như trước kia.

Chính nhu cầu của thị trường dẫn đến các yếu kém của các khâu như nguyên liệu, thiếu vắng nghệ nhân hay việc cải tiến sản phẩm và tất nhiên bao giờ các yếu tố này cũng có sự qua lại với nhau. Nhưng theo ông yếu tố quan trọng nhất làm tranh dân gian ngày một bị lãng quên đó là yếu tố thị trường. Chính yếu tố thị trường đã làm cho những người làm nghề và các làng nghề tranh dân gian họ mất động lực để phát triển.

tranh dan gian: gian nan bao ton hinh 3
Tranh dân gian Hàng Trống.

Theo nhà sưu tập tranh dân gian Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ tư nhân Hà Nội: Hiện nay, những người khắc được bản mộc tranh dân gian và người bồi tranh dân gian ở nước ta không còn nhiều, như tranh làng Sình còn một người và tranh Đông Hồ cũng chỉ có hai thợ là biết khắc.

Đặc biệt, thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, ngôi làng trước kia ông Lương Nhữ Học- ông tổ nghề khắc bản gỗ in đã truyền lại nghề cho dân làng nhưng đến nay người dân cũng hầu hết chuyển nghề, không còn làm nghề này nữa. Ngày xưa, đây là làng nổi tiếng khắc cả tranh hàng Trống, cả ván kinh phật. Vì vậy, việc khôi phục các ván in tranh dân gian cổ, nguyên mẫu phục vụ cho công tác bảo tồn gặp không ít vất vả, gian nan. Đặc biệt, các bản mộc tranh hiện bị thất lạc nhiều nên các mộc bản còn lưu giữ hiện nay vô cùng quý giá.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong việc sử dụng các vật liệu làm giấy như trộn màu trắng vào điệp, quét lên giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh… hay sử dụng màu vẽ công nghiệp trong những năm gần đây cũng tạo nên những biến đổi về chất đối với các loại tranh dân gian truyền thống. Chính vì vậy việc bảo tồn các di sản văn hóa này đã, đang và vẫn sẽ là những thách thức không nhỏ.

PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học nghệ thuật Huế cho rằng: Vấn đề này cũng đang xảy ra đối với việc bảo tồn và phát triển tranh dân gian làng Sình. Nếu như trước đây, các hộ làm tranh dùng các rễ cây để làm bút vẽ thì bây giờ lại dùng bút công nghiệp. Một khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch đối với tranh làng Sình hiện nay là nếu thực hiện theo phương pháp bảo tồn thì phải in tranh trên giấy dó, bút rễ cây mà màu thực vật, như vậy thì tranh không thể bán được vì quá đắt mà nếu muốn dễ bán và có lợi nhuận thì phải in giấy thường, dùng màu và bút công nghiệp. Điều này rất khó làm và rất khó thực hiện một cách hài hòa.

Cũng theo PGS-TS Phan Thanh Bình: Hiện nay, cách bảo tồn, khôi phục các dòng tranh dân gian của nước ta đang trong tình trạng manh mún, chưa có chính sách đồng bộ, dài hơi. Thay đổi lại phương pháp bảo tồn, cách tiếp cận bảo tồn theo hướng đưa vào cuộc sống, với một câu chuyện tiếp nối những giá trị truyền thống nhưng mang một hơi thở mới là cách hiệu quả nhất để tranh dân gian được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại.

Thực tế cho thấy, để bảo tồn một cách có hiệu quả và để nghệ nhân sống được bằng nghề trong nhịp sống sôi động, hối hả hiện nay quả thật là không dễ khi thị trường bị thu hẹp và nhu cầu thì hạn chế. Vậy làm gì để tranh dân gian có thể sống được trong dòng chảy đương đại hiện nay cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong kỳ 3 của loạt phóng sự với nhan đề “Làm gì để tranh dân gian hồi sinh?”./.

Hồng Bắc/VOV6
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho Lễ hội Đền Phố Cát 2024

Chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho Lễ hội Đền Phố Cát 2024

12:06 , 26/03/2024

Một trong những lễ hội xuân được chờ đợi nhất tại huyện Thạch Thành hằng năm là Lễ hội Đền Phố Cát, với nhiều hoạt động ý nghĩa. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội năm 2024 đang được hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách đến tham quan và chiêm bái.

Huyện Vĩnh Lộc tổ chức Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024

Huyện Vĩnh Lộc tổ chức Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024

19:56 , 25/03/2024

Trong 3 ngày, từ 25 đến 27/3, tức 16 đến 18/2 âm lịch, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc sẽ diễn ra Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024 và kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1570-2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2024

Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2024

19:49 , 25/03/2024

Sáng 25/3, tại Di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước, UBND thành phố Sầm Sơn đã tổ chức Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2024.

Đoàn thanh niên ứng dụng công nghệ trong số hóa thông tin, hình ảnh Di tích Lịch sử - Văn hóa

Đoàn thanh niên ứng dụng công nghệ trong số hóa thông tin, hình ảnh Di tích Lịch sử - Văn hóa

18:29 , 25/03/2024

Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, tuổi trẻ Thanh Hóa đang khẳng định mình là lực lượng xung kích, tích cực trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Một trong những hoạt động nổi bật, đó là ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin về di tích Lịch sử - Văn hóa, mang lại hiệu quả quảng bá tích cực.

Liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng TP Sầm Sơn lần thứ II năm 2024

Liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng TP Sầm Sơn lần thứ II năm 2024

11:00 , 25/03/2024

Trong khuôn khổ lễ hội Cầu phúc, tối 24/03, tại đền Độc Cước, UBND thành phố Sầm Sơn đã tổ chức liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng lần thứ II năm 2024.

Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân

Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân

23:10 , 24/03/2024

Xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương vừa tổ chức Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân.

Chiếc xe cút kít từng chở hơn 12.000kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiếc xe cút kít từng chở hơn 12.000kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ

20:07 , 24/03/2024

Đến với Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, giữa hàng nghìn hiện vật, tài liệu được trưng bày, có một chiếc xe cút kít nhỏ bé, thô sơ nhưng luôn thu hút được sự chú ý của mọi người dân và du khách. Đó là chiếc xe cút kít đã cùng với một người nông dân quê Thanh Hóa làm nên một kỳ tích phi thường trong những tháng ngày lịch sử của dân tộc.

Khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024

Khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024

11:19 , 24/03/2024

Tối 23/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Quan Hóa tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tới dự.

Thành phố Sầm Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian

Thành phố Sầm Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian

20:05 , 23/03/2024

Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian hát chầu văn và công tác quản lý Nhà nước về thực hành tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của Người Việt.

Đêm nhạc "Ngọn lửa hy vọng"

Đêm nhạc "Ngọn lửa hy vọng"

18:05 , 23/03/2024

Với chủ đề "Ngọn lửa hy vọng", đêm nhạc ngoài trời do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với nhà tài trợ tổ chức đã góp phần truyền thêm niềm tin và khát vọng sống cho các bệnh nhân ung thư.