ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bình Thuận giữ gìn và phát huy giá trị di tích đình làng

Các đình làng ở Bình Thuận gắn liền với lịch sử di dân, khai phá đất đai, hình thành làng xóm tạo nét nét đặc sắc về văn hóa lịch sử, kiến trúc của vùng đất này.

21/11/2020 20:45

Không gian văn hóa cộng đồng

Đình Bình An, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong là di tích có niên đại sớm nhất trong số các đình làng ở Bình Thuận với nhiều giá trị nổi bật về mặt lịch sử, văn hóa, tiêu biểu cho loại hình kiến trúc nghệ thuật dân gian thế kỷ XVIII - XIX ở Bình Thuận. Với những giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, đình Bình An được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tại Quyết định số 1460 năm 1996. 

Ngày nay, trải qua hơn 300 năm tồn tại, đình Bình An vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng không thể thiếu của cộng đồng cư dân vùng biển nơi đây. Hàng năm tại di tích diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: tế Xuân và tế Thu vào tháng hai và tháng tám âm lịch, cùng các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: hát bội, múa lân, múa liễn… Đây là dịp để người dân gửi gắm niềm tin về một cuộc sống sung túc và bình an; các cá nhân trong cộng đồng giao lưu kết nối tình thân ái.

Những năm gần đây, đình làng Bình An cùng các cụm di tích ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong như: Chùa Cổ Thạch, lăng Ông Nam Hải, miếu Bà, bãi đá 7 màu… là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan… Anh Lư Quốc Bảo – một du khách đến từ tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Tôi hay ghé Bình Thuận cùng với gia đình đi du lịch cũng như thăm bạn bè. Ở Tuy Phong tôi cũng đã đi nhiều lần. Tôi rất thích phong cảnh ở đây như bãi đá bảy màu, chùa Cổ Thạch, đảo Hòn Cau và cũng đã có đôi lần ghé đình làng Bình An. Tôi ghé đây mục đích nghiêng về tâm linh tín ngưỡng một chút. Tôi cầu cho gia đình tôi được sức khoẻ dồi dào và làm ăn dễ dàng hơn".

Ông Lê Quang Thắng, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích đình Bình An cho biết, du khách đến đây kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm sinh hoạt thực tế. Mỗi năm có khoảng 400.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do ngôi đình xây dựng đã lâu nên hiện đang xuống cấp nhiều hạng mục: "Khi mưa xuống thì ảnh hưởng rất lớn, anh em ở đây lo lắm! Tình trạng dột nát nếu mà không sửa chữa thì có thể dẫn đến chập điện, rất nguy hiểm. Di tích xưa này đang cần được sự quan tâm của cấp trên trùng tu lại, bởi vì ở đây bị mưa dột rất nhiều".

Trước tình hình trên, những năm gần đây công tác trùng tu, tôn tạo di tích được địa phương quan tâm thực hiện nhằm khôi phục phần nào hiện trạng, gìn giữ vẻ đẹp vốn có của các đình làng, trong đó có đình Bình An. Theo ông Hồ Công Tiền – Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Tuy Phong, việc gìn giữ bảo tồn di tích không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn, mà còn góp phần quảng bá điểm đến du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Thuận: "Tính từ năm 1996 đến nay, huyện cũng đã đề nghị Bộ VHTT&DL và Sở VHTT&DL đầu tư vốn tiến hành tôn tạo 2 lần. Hiện nay kiến trúc nghệ thuật của di tích cũng có một số bộ phận bị xuống cấp thì mình cũng phải kịp thời xem xét để đề xuất cấp trên cấp kinh phí để tiến hành tôn tạo làm sao để giữ gìn được di tích lâu dài".

 Đình làng - Hướng đi mới cho ngành du lịch

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 54 ngôi đình làng, trong đó có 10 đình làng tiêu biểu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Trong đó có các đình làng: Đức Thắng, Đức Nghĩa, Tú Luông, Lạc Đạo (TP. Phan Thiết); đình làng Bình An (huyện Tuy Phong); đình làng Đông An, Xuân An, Xuân Hội (huyện Bắc Bình); đình làng Phú Hội (Hàm Thuận Bắc) và đình Phước Lộc (huyện La Gi). Đây là những ngôi đình mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa dân gian tiêu biểu và đặc trưng ở Bình Thuận.

Tuy vậy, mặc dù chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, nhưng đình làng vẫn chưa thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Ông Võ Thành Huy - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các giải pháp bảo tồn đối với loại hình di sản văn hóa dân gian nói chung và đình làng nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, công tác nghiên cứu khoa học và tăng sức hấp dẫn của các điểm đến phục vụ du khách: "Trong quá trình xây dựng, kết nối các tour, tuyến du lịch tại địa phương trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch khai thác hiệu quả loại hình du lịch thăm quan di tích và lễ hội văn hóa dân gian tại các đình làng tiêu biểu gắn với các điểm du lịch văn hóa và tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng trong tỉnh, xem đây là sản phẩm du lịch văn hóa thật sự hấp dẫn và có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước".

Ngoài các tour, tuyến tham quan du lịch gắn với loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác để thu hút du khách như: đình làng Bình An - lăng Ông Nam Hải - chùa Cổ Thạch – bãi đá Bảy màu – hòn Cau… ở Tuy Phong, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, ở Bắc Bình cũng có thể hình thành các tuyến tham quan như đình làng Đông An - đền thờ Pô Nít - Trung tâm trưng bày Văn hóa Chăm - đình làng Xuân An - đình làng Xuân Hội - đền thờ Pô Klong Mơh Nai. Tại thành phố Phan Thiết, có thể kết nối các điểm như: Trường Dục Thanh - đình làng Tú Luông - đình làng Đức Thắng - chùa Bà Đức Sanh - Dinh Vạn Thủy Tú - chùa Phật Quang - tháp Pô Sah Inư… Những tour, tuyến nêu trên là rất khả thi vì tọa lạc ở những vị trí thuận lợi về giao thông đi lại. Nếu được triển khai thực hiện hiệu quả sẽ góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di tích đình làng ở Bình Thuận./.

Theo Jasi/VOV-TPHCM

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

20:02 , 25/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024, huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của huyện và các địa phương lân cận, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Trong đó, sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Chè, nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung là một trong những sản phẩm chủ lực.

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

14:00 , 25/04/2024

Trong tháng 4 này, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

07:12 , 25/04/2024

Những ngày này, thị xã Nghi Sơn đang khẩn trương, hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng để sẵn sàng cho các hoạt động văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng sôi động, hấp dẫn, mở đầu mùa du lịch hè 2024.

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

21:17 , 24/04/2024

Trong 2 ngày 23, 24/4 ( tức ngày 15, 16/3 âm lịch), huyện Như Xuân đã sôi nổi tổ chức Lễ hội Đình Thi lần thứ V năm 2024. Nhiều nghi lễ truyền thống, các hoạt động hóa văn nghệ, ẩm thực đặc sắc diễn ra trong lễ hội đã thu hút đông đảo Nhân nhân tham gia.

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

09:13 , 24/04/2024

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực nhằm phục vụ mùa du lịch hè 2024.

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

21:02 , 23/04/2024

Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tức (ngày 18/3 đến ngày 23/3 năm Giáp Thìn) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành.

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

20:17 , 23/04/2024

Dự án Sun World Sầm Sơn đang gấp rút hoàn thành những công việc cuối cùng. Nhà đầu tư sẽ nỗ lực đưa dự án đi vào hoạt động cuối tháng 5 tới đây để phục vụ du lịch hè Sầm Sơn 2024.

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

16:20 , 23/04/2024

Sáng ngày 23/4, Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Tư vấn – Đào tạo – Dịch vụ - Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ nhân viên, người lao động đang phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.