ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Bí ẩn" bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế

Bức tranh tuyệt đẹp phía trên cổng tam quan dẫn vào chùa Thiên Mụ (thành phố Huế) từ lâu không ai biết, là một "bí ẩn" mới được khám phá.

14/10/2021 07:08

Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận phường Hương Long, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 5km.

Ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi này được xem là biểu tượng cố đô Huế với ngọn tháp Phước Duyên cổ kính cao 7 tầng soi bóng xuống sông Hương thơ mộng.

Theo sử sách xưa và một số tấm ảnh hiếm hoi của người nước ngoài chụp, có một bức tranh phía trên tầng 2 cổng tam quan dẫn vào chùa, cạnh phía sau tháp Phước Duyên. Bức tranh này vẽ một con rồng to lớn với nhiều hoạt tiết trang trí đẹp mắt đang ngự trị giữa bầu trời có nhiều mây.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cổng tam quan chùa Thiên Mụ xưa với bức tranh rồng độc đáo phía trên (Ảnh: CTV).

Bên cạnh đó, ở phần mái cổng tam quan được lợp ngói các góc được trang trí họa tiết hình rồng. Vách được xây bằng gạch, mỗi vách có đắp một bức tượng hộ pháp để trấn giữ cho chùa. Nhìn lên tầng 2 của cổng là nơi thờ chúa Nguyễn Hoàng và bà Thiên Mụ.

Là cổng chính dẫn vào ngôi chùa, cổng tam quan có tường làm bằng gạch xưa, sàn làm bằng gỗ, có 3 lối đi, mỗi lối đi có cửa ván 2 cánh bằng gỗ được bó bằng đai và đinh đồng, hai bên các lối đi có tượng Hộ pháp trấn giữ.

Không biết vì lý do gì, sau thời kỳ phong kiến kết thúc vào năm 1945, bức tranh ở tầng 2 cổng tam quan chùa Thiên Mụ đã bị quét vôi che lại. Kể từ đó, du khách và người dân khi đến chùa chiêm bái đã không còn cơ hội được ngắm tác phẩm nghệ thuật độc đáo này nữa.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức tranh rồng độc đáo thể hiện uy phong ngôi chùa cung đình nổi tiếng nhất xứ Huế (Ảnh: CTV).

Qua nhiều đợt tu bổ ngôi chùa, trong đó, đợt tu bổ kéo dài từ năm 2003-2006 là đợt tu bổ quy mô lớn tại chùa Thiên Mụ, các thợ đã tiến hành bóc tách các lớp vôi màu (5-7 lớp) và phát hiện ra bên dưới có hình vẽ trang trí là bức tranh nói trên.

Để tu bổ bảo tồn các bức họa, đồng thời đáp ứng yêu cầu tăng ni phật tử, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu quy trình kỹ thuật, thận trọng bóc tách các lớp vôi để bộc lộ tranh vẽ, tu bổ tranh theo kỹ thuật phục chế, dùng hóa chất bảo quản chống dính và giữ màu, sau đó bồi giấy bản và trên đó mới dùng vôi màu.

Sau khi tu bổ, bức tranh đã một lần nữa được che lại. Ngày 12/10, mục sở thị của PV Dân trí tại địa điểm này, vị trí tầng 2 cổng tam quan có bức tranh rồng đã được đóng lại bởi các thanh gỗ nẹp vào nhau. Khi được hỏi về bức tranh này, nhiều sư trong chùa cũng lắc đầu không biết.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh hiện tại của cổng tam quan. Bức tranh rồng đã bị che lại (Ảnh: Đại Dương).

Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vào thời điểm trùng tu chùa Thiên Mụ năm 2003-2006, ông Hải là thành viên của Hội đồng trùng tu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư.

"Chùa Thiên Mụ dưới thời vua Nguyễn đóng đô tại Huế được phong là quốc tự, là ngôi chùa của cung đình nên có nhiều trang trí mỹ thuật gắn liền với cung đình Huế. Bức tranh trên cổng tam quan xuất hiện muộn vào đời vua Khải Định, Bảo Đại (1916-1945) trong một thời gian ngắn thì bị che lại.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ở một ảnh chụp của các nhiếp ảnh gia phương Tây vào năm 1927 thời vua Bảo Đại (1925-1945) bức tranh rồng ở cổng tam quan chưa có.

Nguyên do là sau thời vua Nguyễn gắn liền chùa cung đình với chùa Thiên Mụ thì các thầy trong chùa không muốn ảnh hưởng của Nho giáo, mà chỉ chuyên tâm tu tập nên đã cho quét vôi che đi bức tranh đó" - TS Hải cho hay.

Ở đợt trùng tu năm 2003-2006, hội đồng đã tham khảo ý kiến nhà chùa, và cũng được các thầy cho ý kiến là vẫn nên phủ kín bức tranh. Tôn trọng ý kiến nhà chùa, bức tranh rồng sau khi lộ ra và phục chế, một lần nữa đã được che lại.

Một số hình ảnh về ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế - Thiên Mụ do PV ghi lại:

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 8
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cổng tam quan dẫn vào chùa và tháp Phước Duyên phía ngoài.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 9
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lối dẫn vào điện Đại Hùng bên trong.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 10
 

Nhấn để phóng to ảnh

Mái ngói cổ kính theo thời gian.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 11
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức tượng Phật bằng đồng trong điện Đại Hùng.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 12
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cổng tam quan.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 13
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức tranh trên cổng tam quan đã bị che đi.

Bí ẩn bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế - 14
 

Nhấn để phóng to ảnh

Những lớp gỗ đóng bên ngoài.

Đại Dương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

23:16 , 21/04/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân. Bộ sách được in bằng tiếng Việt và 5 bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Arập, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

14:26 , 21/04/2024

Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".