ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gian nan hành trình "thay" tim cho bệnh nhi 15 tuổi

Gần đúng 1 tháng sau ca ghép tim xuyên Việt thứ nhất (ngày 16/5/2018), ê kíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 vào rạng sáng ngày 14/6 trong điều kiện nhiều khó khăn, thử thách hơn cả lần thứ nhất.

15/06/2018 09:28

Lúc 10h sáng ngày 13/6, thông tin khẩn cấp từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết nguồn tạng phù hợp với một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối trong danh sách chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Lúc này, GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đã cân nhắc và quyết định việc phẫu thuật lấy đa tạng phải được thực hiện lúc 4 giờ chiều cùng ngày để phù hợp với các chuyến bay có thể đến Huế và Đà Nẵng.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhi Phạm Văn C. (15 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối do mắc bệnh cơ tim giãn đã được đặt máy khử rung tim tự động (ICD) đã sẵn sàng chờ ghép. Kíp mổ do Ths. BS. Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kiêm Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế đã xin nghỉ họp Quốc Hội tại Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 2 này tại Bệnh viện Trung ương Huế đồng thời cùng tham gia lấy tạng, cùng với các chuyên gia bảo quản tim của Bệnh viện Việt Đức trực tiếp vận chuyển tạng về Huế.

Điều đáng nói là ngoài đạt được mục tiêu cứu sống bệnh nhi C. còn rất trẻ nhưng bị suy tim rất nặng với dự báo thời gian sống còn rất ngắn (dưới 6 tháng) cần phải được ghép sớm, thì ê-kíp ghép tim của Bệnh viện Trung ương Huế đã phải chạy đua với việc vận chuyển tạng ghép.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ca ghép tim
Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ca ghép tim

Khác với lần trước, quãng đường vận chuyển tạng dài hơn lần trước do phải bay vào Đà Nẵng mới có chuyến bay phù hợp với thời điểm phẫu thuật lấy tạng, sau đó quả tim mới được vận chuyển bằng ô tô từ Đà Nẵng về Huế mà vẫn phải đảm bảo thời gian cho phép thiếu máu tạng (thời gian từ khi lấy tim tại Bệnh viện Việt Đức về đến Bệnh viện Trung ương Huế chỉ 3 tiếng rưỡi). Thời gian chờ kết quả phản ứng đọ chéo (âm tính) để quyết định mổ ghép (do nhân viên của Bệnh viện Việt Đức đem tới Huế từ chuyến bay của Vietnam Airlines sớm trước đó 4 tiếng) cũng là một thử thách rất lớn.

Tất cả mọi tính toán đều buộc phải rất chính xác để cùng lúc thỏa mãn 3 điều kiện: Quãng đường vận chuyển tim dài hơn; Quỹ thời gian rất ngắn để chuẩn bị cho 1 ca ghép tim và nhất là phải đảm bảo thời gian thiếu máu tim trong giới hạn cho phép.

Quả tim của người hiến tại Hà Nội với nhịp đập đều đặn đã đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh lúc 2h30 phút sáng ngày 14/6 và cuộc mổ kết thúc lúc 6h sáng.

Vào lúc 9h sáng ngày 14/6, bệnh nhi C. đã hồi tỉnh, huyết động ổn định và tiếp tục được chăm sóc, theo dõi rất chặt chẽ tại Khoa Gây mê hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Chức năng tim ghép rất tốt có phân suất tống máu (EF) là 61%.

Cũng ngay trong sáng này, GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã đến thăm và chúc mừng bệnh nhi cùng gia đình bệnh nhân ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 trước khi quay trở lại Hà Nội để kịp dự phiên họp Quốc hội.

Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế
Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế

“Bệnh viện Trung ương Huế trân trọng cảm ơn Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ trực tiếp và các cơ quan hữu quan khác đã phối hợp tích cực cùng tạo ra sự thành công kỳ diệu này.

Thành công của ca phẫu thuật này là minh chứng cho quy trình ghép tạng mô hình đa trung tâm mà chúng ta đang thực hiện phù hợp với thực tiễn, cũng như khẳng định tính chuyên môn cao, bản lĩnh chuyên nghiệp trong lĩnh vực phẫu thuật tim, ghép tim cũng như ghép các tạng khác”, GS. Hiệp cho biết.

Đại Dương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.