ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kinh hoàng bàn tay hoại tử tím đen của bé trai do đắp thuốc lá và đậu lào chữa rắn cắn

Bị rắn độc cắn, thay vì đưa con đến viện, gia đình đình bệnh nhi đã dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn. Hậu quả sau khi đắp lá, bàn tay trái của trẻ bị hoại tử và lan rộng.

17/08/2018 08:49

BS Nguyễn Thành Nam, Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhi T.K.V (10 tuổi, ở Bắc Cạn) được đưa vào viện hôm 10/8, trong tình trạng bị hoại tử rộng mu bàn tay trái và vết hoại tử lan rộng ra vùng cổ tay, cánh tay. Ngoài ra, cơ ngực lớn trái của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trước đó 18 giờ bé bị rắn độc cắn.

Kinh hoàng bàn tay hoại tử tím đen của bé trai do đắp thuốc lá và đậu lào chữa rắn cắn - Ảnh 1.

Bàn tay trái của bệnh nhi bị hoại tử tím đen, sưng nề. Ảnh: M.T

Người nhà bệnh nhi cho biết, khi bé đang đi chăn bò trên đồi với bố thì bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay trái. Sau khi bị rắn cắn, thay vì đưa con tới bệnh viện, gia đình lại dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn. Sau đó vài giờ, trẻ xuất hiện đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng, gia đình mới đưa trẻ đến BVĐK Bắc Cạn, sau đó chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhi đã được hội chẩn với các bác sĩ của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, rồi nhanh chóng được chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất.

"Tuy nhiên, do bệnh nhân đến muộn khi vết hoại tử đã sưng nề, phát triển lan rộng nên dù có dấu hiệu hồi phục, quá trình điều trị cho bệnh nhân còn rất nan giải. Dự kiến sau điều trị bệnh nhân sẽ được chuyển đến bệnh viện Bỏng quốc gia để xử trí vết thương và hoại tử tại chỗ", BS Nam cho biết.

BS Nam cũng cảnh báo tình trạng bệnh nhân bị rắn cắn đang có dấu hiệu gia tăng bởi miền Bắc đang là mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của rắn.

Kinh hoàng bàn tay hoại tử tím đen của bé trai do đắp thuốc lá và đậu lào chữa rắn cắn - Ảnh 2.

BS Nguyễn Thành Nam thăm khám cho bệnh nhi bị rắn cắn. Ảnh: M.T

Trong một tháng qua, tuần nào khoa Nhi cũng tiếp nhận 1- 3 ca rắn cắn nhập viện. Đáng nói, có rất nhiều bệnh nhân đến BV Bạch Mai trong tình trạng muộn, khi xuất hiện tình trạng sưng nề, hoại tử lan rộng. Có những bệnh nhân rắn cắn ở vùng mắt cá chân, ngón chân nhưng khi bệnh nhân sưng nề đến đùi hoặc gối mới đến viện. Cũng có những bệnh nhân đến viện trong tình trạng suy hô hấp sau khi bị rắn cắn.

Trong các ca rắn cắn nhập viện, BS Nam lưu ý nhiều trường hợp gia đình sai lầm trong sơ cứu dẫn đến tình trạng rắn cắn nặng nề hơn.

"Khi bị rắn cắn, thay vì sơ cứu và đưa đến viện sớm, người dân lại tốn thời gian áp dụng các kinh nghiệm dân gian, như hút nọc độc (bằng cách rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn); Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn… mà mất đi thời gian vàng để đưa trẻ tới viện. Nếu đến viện sớm, xác định được loại rắn cắn, việc kịp thời dùng huyết thanh kháng nọc rắn sẽ khống chế được bệnh nhanh và hiệu quả hơn", BS Nam cho biết.

BS Nam khuyến cáo, ngay sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế thấp và chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào trong cơ thể, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để cấp cứu suy hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để được xử lý kịp thời.

Theo đó, nếu bị rắn cắn, hãy nhanh chóng sơ cứu cho người bệnh bằng cách động viên tinh thần người bệnh; không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

Có thể băng ép bất động khi bị một số loại rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Trong trường hợp bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Hồng Hải/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền  nhiễm

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm

18:00 , 20/03/2024

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng.