ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em"

Lo lắng trước thực trạng dịch tay chân miệng và sởi đang diễn ra, trong chuyến công tác tại TPHCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát Bệnh viện Nhi đồng 1. Phó Thủ tướng đề nghị ngành y tế chủ động dự phòng "đừng để có dịch bệnh mới cuống lên đi dập".

12/10/2018 09:51

Bác sĩ vất vả vì bệnh nhân đông

Báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, TPHCM cho thấy: “Trong 4 tuần qua, tổng số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tăng gấp 2,2 lần so với 4 tuần trước đó. Tổng số ca bệnh tích lũy từ đầu năm đến nay hơn 21.000 ca, thành phố chưa ghi nhận ca tử vong.

Trẻ mắc bệnh điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Trẻ mắc bệnh điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Về tình hình bệnh sởi, PGS Tấn Bỉnh cho biết: “Hiện thành phố đã ghi nhận 143 ca mắc sởi tính từ đầu năm đến nay. Bệnh sởi đã xuất hiện ở tất cả các quận huyện. Hầu hết ca bệnh không có liên hệ dịch tễ với nhau và không ghi nhận ổ dịch tại cộng đồng, tuy nhiên gần đây đã phát hiện một số trường hợp lây nhiễm trong gia đình bệnh nhân.

Hiện Sở Y tế TPHCM đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét vắc xin sởi để đảm bảo đạt tỷ lệ miễn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn tại những khu vực có mật độ tập trung dân cao và di biến động dân cư lớn và khu vực vùng xa của thành phố.

Thống kê sơ bộ của 3 bệnh viện nhi cho thấy, số ca bệnh nhập viện vì tay chân miệng và sởi được chuyển đến từ các tỉnh thành lân cận khoảng 60% tổng số bệnh nhân. Bệnh đông khiến các y bác sĩ rất vất vả trong việc tiếp nhận, cách li, điều trị. Các bệnh viện cũng rơi vào quá tải bệnh nhân.

Phó thủ tướng động viên thân nhân và thăm hỏi bệnh nhi bị tay chân miệng
Phó thủ tướng động viên thân nhân và thăm hỏi bệnh nhi bị tay chân miệng

Tại Nhi đồng 1, BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc bệnh viện cho biết: “Dự đoán trước nguy cơ dịch bệnh theo mùa và theo chu kỳ nên Nhi đồng 1 đã nhanh chóng sửa chữa, cải tạo căn tin cũ làm phòng bệnh để tăng thêm số lượng giường bệnh điều trị cho các bé. Bệnh viện đã huy động tổng lực về nhân sự chuyên môn, trang thiết bị vào việc điều trị nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, nhờ đó nhiều ca bệnh nặng được bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thành công không cần chuyển lên TPHCM”.

Phó Thủ tướng “xót ruột” vì dịch bệnh

Chiều 11/10, trao đổi với lãnh đạo ngành y tế cùng các y bác sĩ tại Nhi đồng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự chia sẻ và cảm ơn các y bác sĩ bởi trong điều kiện y tế nước nhà còn nhiều khó khăn song những người làm công tác chuyên môn luôn tận tâm tận lực vì bệnh nhân.

Ông cũng bày tỏ: “Tôi đọc báo thấy rất nhiều cháu nhỏ ở các tỉnh bị tay chân miệng chuyển tới TPHCM điều trị khiến y bác sĩ rất vất vả. Nhu cầu của người dân về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không bao giờ là đủ đặc biệt là mỗi khi có dịch, có đợt cao điểm của bệnh”.

Phó Thủ tướng xót xa trước cảnh những cháu bé không may bị dịch bệnh tấn công
Phó Thủ tướng xót xa trước cảnh những cháu bé không may bị dịch bệnh tấn công

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn: “Ngành y tế chủ trương giữ bệnh nhân lại tuyến dưới điều trị, hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, về lý thuyết thì đó là giải pháp để giảm áp lực bệnh nhân ở những bệnh viện tuyến cuối nhưng có những điều chúng ta phải cảm thông, chia sẻ với người dân. Tâm lý chung của mọi người khi ốm đau đặc biệt là trường hợp các cháu nhỏ thì cứ chỗ nào tốt nhất họ sẽ đưa tới và khi bệnh nhân đến với mình bệnh viện không thể từ chối được. Thực tế cho thấy, dù chúng ta đã xây thêm bệnh viện nhưng thành phố vẫn quá tải bởi bệnh nhân ở các tỉnh dồn về”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm nay tôi rất xót ruột trước các dịch bệnh đang xảy ra ở trẻ em. Tay chân miệng không rõ chu kỳ nhưng sởi là có chu kỳ. Năm nào cũng có dịch bệnh nhưng cần phải theo dõi tính chu kỳ để ưu tiên công tác phòng bệnh, đừng để có dịch rồi mới cuống lên cấp tập đi dập dịch. Phòng dịch phải được thực hiện từ lúc chưa có dịch. Ngành y tế cần phải chủ động các giải pháp phòng chống yếu tố nguy cơ từ sớm để hạn chế tối đa tính chu kỳ của các loại dịch bệnh”.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phải chủ động phòng bệnh
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phải chủ động phòng bệnh

Ông chỉ đạo: “Trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, ngành y tế là trọng tâm nhưng tất cả các cấp chính quyền phải vào cuộc. Việc phòng và dập dịch nếu kết hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế, hệ thống chính trị cùng các ban ngành đoàn thể thì sẽ trở nên nhẹ nhàng, nếu giao nhiệm vụ cho mình ngành y tế thì sẽ rất nặng nề, khó khăn. Các địa phương và ngành y tế phải xem xét, linh hoạt xử lý chế độ trợ cấp cho y bác sĩ trong mùa dịch bệnh để bảo đảm quyền lợi, giúp y bác sĩ thêm động lực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân”.

Vân Sơn/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.