ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bí kíp "5 ấm, 1 mát" giúp cả nhà tránh ho suốt mùa đông

Mùa Đông đến cũng là lúc cần chú ý tới sức khoẻ của cả gia đình và tạo ra một lớp áo giáp mạnh mẽ để bảo vệ mỗi thành viên khỏi chứng ho dai dẳng. Cùng chúng tôi khám phá bí kíp vàng "5 ấm 1 mát" cho gia đình luôn yên vui!

14/12/2018 09:04

 

Bí kíp 5 ấm, 1 mát giúp cả nhà tránh ho suốt mùa đông - Ảnh 1.

5 ấm

Đầu:

Đầu là trung khu điều khiển toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của khu vực này là thoát nhiệt lớn, khi thời tiết ở 15 độ, có tới 30% nhiệt lượng bị phát tán qua đây. Đầu bị lạnh, hàn khí sẽ theo các mạch máu tiến vào bên trong cơ thể, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn tới cảm mạo, viêm họng, đau đầu...

Để bảo vệ đầu, cách tốt nhất là luôn đội mũ khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, mỗi ngày, khi thức dậy và trước khi đi ngủ, có thể dùng tay massage nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giữ đầu luôn ấm.

Tai:

Tuy có diện tích nhỏ nhưng đây cũng là một trong những khu vực tập trung nhiều mạch máu của cơ thể. Da của tai rất mỏng, mạch máu của tai lộ rõ, mô dưới da ít, thiếu chất béo bảo vệ, khi gặp lạnh dẫn đến thiếu máu thiếu oxy, gây tê cóng và gây ra các bệnh cảm lạnh.

Lời khuyên của chúng tôi là luôn bảo vệ tai khi ra ngoài, bằng cách sử dụng mũ, nón trùm tai, hoặc khăn quàng hoặc các bao tai chuyên dụng. Đặc biệt, nên nhớ tai, mũi, họng thông nhau tai được bảo vệ sẽ tránh cho mũi, họng bị lạnh gây viêm và gây ho.

Bí kíp 5 ấm, 1 mát giúp cả nhà tránh ho suốt mùa đông - Ảnh 2.

Cổ:

Cổ là vị trí "xung yếu" trong cơ thể, trực tiếp tham gia nhiều quá trình quan trọng đối với con người như hít thở, nói chuyện, ăn uống, nhai và nuốt. Nếu để cổ bị nhiễm lạnh, bệnh tật sẽ phát sinh, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Chính vì vậy, chúng ta cần chăm sóc và giữ ấm cho cổ bằng cách mặc áo cổ cao hoặc choàng khăn. Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh răng miệng, để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng rồi tấn công xuống cổ họng.

Eo hông:

Theo Đông Y, eo hông là nơi chứa thận, thận vốn thích ấm sợ lạnh. Nếu vùng eo hông bị lạnh sẽ dẫn đến bệnh đau bụng...

Để giữ cho khu vực này được ấm, cách tốt nhất là cần mặc áo đủ dài, không để hở phần hông. Một bài tập rất hữu ích cho việc giữ ấm hông là dùng hai tay massage, xoa để thúc đẩy tuần hoàn máu. Mỗi ngày có thể thực hiện từ 50-100 cái.

Chân:

Là khu vực cách xa trái tim nhất, quãng đường lưu thông máu cũng dài nhất nên lượng máu cung cấp cho chân luôn bị thiếu. Thêm vào đó, kinh mạch liên quan đến nhiều bộ phận của cơ thể như gan, thận, ... bắt nguồn từ chân nên "chân lạnh thì thân lạnh", khiến cơ thể suy yếu và dễ mắc bệnh.

Để giữ chân luôn ấm, cần đặc biệt chú ý tới việc bảo vệ chân bằng cách đi tất, đi giày khi ra ngoài và đi dép khi ở nhà. Đồng thời, mỗi ngày nên ngâm chân với nước muối hoặc nước gừng ở nhiệt độ 42℃ để thúc đẩy việc tuần hoàn máu ở cơ quan này.

Bí kíp 5 ấm, 1 mát giúp cả nhà tránh ho suốt mùa đông - Ảnh 3.

1 mát

Cần giữ ấm là vậy, nhưng cũng phải đảm bảo cho cơ thể ấm nhưng không được nóng dẫn đến toát mồ hôi. Không khí lạnh sẽ làm lạnh lượng mồ hôi trên bề mặt da cơ thể, mồ hôi sau đó sẽ thấm ngược vào cơ thể qua các lỗ chân lông, khiến cho cơ thể bị nhiễm hàn. Trong nhiều trường hợp, đây là nguyên nhân chính khiến cho trẻ nhỏ và người già bị viêm phổi.

Để đảm bảo độ "mát" này, hãy mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày và lựa chọn những món đồ quần áo co giãn tốt, dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.

Theo Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.