ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giám sát nguồn gốc và chất lượng sữa học đường

Bộ Y tế vừa có công văn số 7162/BYT-BM-TE ngày 26/11/2018 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai Chương trình Sữa học đường.

06/12/2018 10:34

Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường Quốc gia năm 2016 nêu rõ, sử dụng sữa tươi trong Chương trình Sữa học đường, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và tiểu học.

 

 

 

Tới thời điểm này, cả nước có 10 tỉnh triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn. Trong đó, tỉnh Nghệ An sử dụng sản phẩm sữa học đường là sữa tươi có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu tại trang trại bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn. Một số địa phương khác sử dụng sản phẩm ghi sữa tươi nhưng khó truy xuất nguồn gốc, thậm chí có nơi, sản phẩm sữa học đường không thể phân biệt được là sữa tươi hay sữa dạng lỏng pha từ sữa bột.

Do vậy, công văn 7162 ngày 26/11/2018 của Bộ Y tế nhấn mạnh “sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu” theo Thông tư 29/2017 của Bộ NN&PTNT và QCVN 5:1/2010- BYT, nhằm đảm bảo quyền lợi dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học thông qua việc kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng sữa.

Theo Thông tư 29/2017 của Bộ NN&PTNT, sữa tươi nguyên liệu để sản xuất sữa học đường phải đảm bảo 9 chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó có yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa; giới hạn về số lượng tế bào soma; kiểm soát vi khuẩn, độc tố vi nấm (Aflatoxin M1); kim loại nặng; dư lượng thuốc thú y; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; yêu cầu về bảo quản, vận chuyển.

Trong các chỉ tiêu này có 2 điểm cần lưu ý. Thứ nhất là giới hạn về số lượng tế bào soma trong 1 ml sữa không lớn hơn 1.000.000 tế bào. Thứ 2 là yêu cầu về bảo quản, vận chuyển: sữa tươi nguyên liệu luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-6°C.

Thực tế tại Việt Nam, quy trình sản xuất sữa quy mô nhỏ lẻ, thiếu kiểm soát thú y và vắt sữa hở nên rất khó đạt các tiêu chí vừa nêu. Nếu sữa tươi nguyên liệu thu gom ở nông hộ không có quy trình giám sát chặt chẽ, sẽ dễ dẫn tới tình trạng thu gom cả những loại sữa tươi không đủ tiêu chuẩn.

Đó cũng là lý do Bộ Y tế nhấn mạnh trong công văn 7162 ngày 26/11/2018 về tiêu chuẩn sữa tươi nguyên liệu trong sản xuất sữa học đường. Nguyên liệu sữa tươi đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 29 sẽ tiếp tục chế biến và chứng nhận theo QCVN 5:1/2017.

Khi sản xuất thành sản phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo Quyết định 5450/QĐ- BYT ngày 28/9/2016 quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. Với những tiêu chuẩn cụ thể này, phụ huynh và nhà trường đều có thể giám sát nguồn gốc và chất lượng sữa học đường.

Trước đó, Bộ Y tế đã có công văn số 7125/BYT-BM-TE ngày 28/6/2016 của Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Sữa học đường” của địa phương và định kỳ báo cáo về Bộ Y tế. Tuy nhiên, đến nay nhiều địa phương chưa xây dựng Kế hoạch hành động. Trong số các tỉnh có Kế hoạch triển khai cũng chỉ có một số địa phương gửi báo cáo về Bộ Y tế.

Cũng theo Bộ Y tế, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nước ta vẫn còn cao (chiếm 23,8%), ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Cá biệt vẫn còn nhiều tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%, thậm chí một số tỉnh tỷ lệ này còn cao khoảng 35%.

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164,4 cm và của nữ thanh niên là 153,4 cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 13,1 cm và 10,7 cm. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm cải thiện và thấp hơn so với trung bình của nhiều quốc gia trong khu vực.

 

Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chương trình Sữa học đường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương cũng như các nội dung cần ưu tiên trong lĩnh vực dinh dưỡng; cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn của người dân. Tùy tình hình thực tế, các địa phương có thể triển khai thí điểm hoặc toàn tỉnh; chú ý ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các khu vực có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng…

 

PV/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

11:19 , 09/04/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm đang được thực hiện hiệu quả bằng áp dụng các phương pháp y học cổ truyền góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

11:04 , 09/04/2024

Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong vì sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu như sau:

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

10:47 , 09/04/2024

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh thận mạn là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh thận mạn đã làm 4,6% người tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.

Thanh Hóa xử lý gần 1,7 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Thanh Hóa xử lý gần 1,7 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

10:40 , 09/04/2024

Trong quý I/2024, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 615 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra trên 13.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện 630 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 1,7 tỷ đồng.