ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

15 hiểu lầm nguy hiểm về bệnh cúm

Theo các chuyên gia, có rất nhiquan niệm sai lầm và huyễn hoặc xung quanh vi rút và vắc xin cúm. Dưới đây là những quan niệm mà bạn cần xóa bỏ ngay bây giờ.

13/02/2019 15:52

 

cum a1.jpg

Bạn chỉ lây bệnh khi bị sốt

Sốt là dấu hiệu cơ thể đang chống lại vi rút, vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác, nhưng bạn sẽ thấy không khỏe khi bị sốt. Một số người uống siro ho hoặc Tylenol để hạ sốt. Bạn nghĩ rằng cơn sốt đã qua, nhưng đó là vì bạn mới uống thuốc hạ sốt. Mặc dù nhiệt độ bình thường, bạn rất có thể vẫn đang bị ốm và làm lây lan vi rút.

Ngoài ra, càng lớn tuổi, bạn càng ít bị sốt cao. Có những bệnh nhân cao tuổi bị bệnh nặng đến mức bị sốc, nhưng lại không hề sốt, đơn giản là họ không còn khả năng sốt, vì vậy không nên dùng triệu chứng sốt như một chỉ báo của bệnh.

Có thể bị cúm từ vắc xin cúm

Các chuyên gia đã nhiều lần nhấn mạnh rằng điều này hoàn toàn không phải là sự thật, và nó là quan niệm sai lầm phổ biến nhất và nguy hiểm nhất. Sự nhầm lẫn này là do thực tế có thể mất vài tuần để hệ thống bảo vệ khởi động. Vì mọi người thường tiêm phòng cúm trong mùa lạnh và cúm, nên họ có thể bị bệnh vào quanh khoảng thời gian tiêm phòng cúm.

Nếu không có triệu chứng nghĩa là bạn không bị nhiễm

Bạn có thể lây vi-rút trong 24 đến 48 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng. Mọi người mà bạn tiếp xúc trong thời gian đó có thể bị bệnh từ bạn. Bạn luôn phải thận trọng. Không ai biết người nào đang bị bệnh ốm. Ngay chính người bệnh cũng có thể không biết là mình bị bệnh. Hãy giữ khoảng cách để tránh hắt hơi, ho và nước bọt. Và hãy rửa tay thường xuyên.

Tệ hơn, bạn có thể tiếp tục truyền bệnh cúm tới năm ngày sau khi bị bệnh. Nếu ra ngoài hoặc đi làm trở lại quá sớm, bạn có thể lây bệnh sang cho những người mà bạn tiếp xúc.

Cảm lạnh nặng có thể biến thành cúm

Bệnh cúm là do một loại vi-rút khác gây ra và các triệu chứng nghiêm trọng hơn vi-rút cảm lạnh thông thường. Nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào nằm sâu hơn trong đường hô hấp so với vi-rút cảm lạnh thông thường và gây tổn thương nhiều hơn cho các tế bào đó.

Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường nhưng không nặng như cúm, bạn có thể đã nhiễm phải một trong rất nhiều bệnh nhiễm trùng do vi-rút vốn hay lưu hành trong mùa lạnh và mùa cúm. Một số trong đó thậm chí có những triệu chứng rất giống cúm, nhưng sẽ không biểu hiện trên các xét nghiệm vi-rút.

Đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa cúm

Một số người thích đeo khẩu trang y tế trong mùa cúm khi phải đến siêu thị hoặc trung tâm thương mại, nhưng biện pháp này không có tác dụng bảo vệ nhiều lắm. Khẩu trang thường không giúp ngăn ngừa cúm. Lý do là bạn có thể mang vi-rút trên tay và nhiễm bệnh do dụi mắt, đưa vào mũi hoặc miệng. Có một số tình huống đeo khẩu trang có thể hữu ích, ví dụ ở nơi đông người hoặc có người nhà bị bệnh, đặc biệt là nếu người ấy bị ho.

 

cum a2.jpg

Chỉ những người mắc bệnh mãn tính mới nên tiêm phòng cúm

Bạn có thể đã nghe nói rằng trẻ nhỏ, người già và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nên tiêm phòng cúm. Đúng vậy, nhưng những người khác cũng nên làm như vậy. Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách tốt nhất để trẻ em và người lớn khỏe mạnh tránh bị cúm và tránh lây bệnh sang người khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, như người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Những người đang cân nhắc liệu việc tiêm vắc-xin cúm có phù hợp với mình hay không nên nói chuyện với bác sĩ.

Người khỏe mạnh sẽ khó mắc bệnh

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là rất tuyệt vời. Tuy nhiên, ngay cả cơ thể khỏe mạnh nhất vẫn cần phát triển những kháng thể đối với vi-rút cúm cụ thể - và điều đó sẽ không xảy ra trừ khi bạn bị bệnh và hệ thống miễn dịch của bạn học được cách đối phó với kẻ xâm lược. Miễn dịch tự nhiên của bạn không có kháng thể tự nhiên chống lại vi-rút cúm.

Dù có sức khỏe tốt, bạn cũng không chắc chắn có kháng thể chống lại các chủng vi-rút cúm. Tiêm phòng cúm là một lựa chọn cho người khỏe mạnh; nó có thể giúp bạn hình thành các kháng thể chống lại các chủng vi-rút cúm phổ biến nhất trong mùa cúm, giúp bạn có sức khỏe tốt.

Kháng sinh có thể chống lại cúm

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về điều này: Cúm là một bệnh vi-rút. Thuốc kháng sinh dành cho nhiễm vi khuẩn. Đó là lý do tại sao không thể và không nên dùng kháng sinh để điều trị cúm. Hầu hết các bệnh mà mọi người mắc phải là do vi-rút, và trong hầu hết các trường hợp, không có bất kỳ thuốc điều trị nào. Một số loại thuốc chống vi-rút như Tamiflu có thể được dùng cho những người bị cúm, nhưng họ phải được điều trị trong vòng 48 giờ sau khi mắc bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ hữu ích nếu bạn bị viêm tai, viêm phổi hoặc viêm họng do liên cầu,

Nếu bị dị ứng trứng thì không thể tiêm phòng cúm

Nhiều nghiên cứu đã phân tích mối nguy hiểm này, và chúng liên tục chỉ ra rằng mối lo ngại đã bị thổi phồng. Trên thực tế, các hướng dẫn mới nhất của CDC đều khuyên nên tiêm vắc-xin cúm bất kể phản ứng của bệnh nhân với trứng. Nếu bạn vẫn còn do dự vì dị ứng trứng, thì hiện có hai vắc-xin không trứng là Flucelvax và Flublok.

Bệnh “cúm dạ dày” cũng là cúm

Dù có tên giống nhau, chúng không phải là cùng một loại bệnh. “Cúm dạ dày”, hay viêm dạ dày ruột, có thể do nhiều loại vi-rút [và vi khuẩn] khác nhau gây ra và luôn gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Bạn vẫn có thể bị sốt khi bị cúm dạ dày. Cúm dạ dày thường tự khỏi, nghĩa là nó thường diễn ra trong vòng vài ngày, và rất hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể gây tử vong hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, như viêm phổi. Các triệu chứng thường gặp của cúm bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi. Bạn có thể bị buồn nôn hoặc tiêu chảy khi bị cúm, nhưng các triệu chứng này nhẹ hơn nhiều.

 

cum a3.jpg

Sử dụng chất vệ sinh tay sẽ bảo vệ khỏi bị cúm

Nó sẽ giúp ích, nhưng vi-rút cúm lam truyền qua các giọt nước lơ lửng trong không khí. Bạn có thể bị dính những giọt nước này từ các bề mặt, (ở đây việc rửa tay có thể giúp ích), nhưng cũng có thể hít phải chúng: Dung dịch vệ sinh tay hữu ích trong việc giảm phơi nhiễm, nhưng đó không phải là cách an toàn 100% để tránh cúm. Rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để giữ sạch tay. Và trên hết, đừng chạm tay vào mặt.

Bệnh cúm không nguy hiểm

Hãy nhớ rằng vi-rút có thể gây tử vong. Ví dụ trong mùa cúm 2012-2013,ở Mỹ đã có hơn 56.000 người chết vì bệnh cúm. Nhiều người nghĩ rằng mình bị cúm thực ra lại mắc một bệnh vi-rút khác, thường là cảm lạnh. Các triệu chứng cúm thường nặng hơn nhiều và bao gồm sốt, đau nhức cơ thể và ho.

Tiêm phòng cúm sẽ đảm bảo cho bạn khỏe mạnh

Vì phải mất nhiều tháng để sản xuất đủ vắc-xin cho tất cả mọi người, các chuyên gia phải dự đoán những vi-rút nào sẽ khiến người dân bị bệnh trong mùa cúm năm đó. Họ sẽ xem xét các chủng cúm chiếm ưu thế nhất trong mùa đông ở Nam bán cầu, xem xét dữ liệu từ các mùa cúm trước và đưa ra quyết định. Nhưng, đây thực sự chỉ là một phỏng đoán dựa trên kiến thức.

Người dân hoàn toàn vẫn có thể bị bệnh sau khi tiêm phòng. Vắc-xin giúp giảm nguy cơ từ 40 đến 50%.

Tiêm hai vắc-xin cúm có thể tăng cường khả năng miễn dịch

Nếu một là tốt, thì hai có tốt hơn không? Câu trả lời là không. Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc tiêm vắc-xin cúm hai lần giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nếu các chủng trong mũi tiêm phòng cúm hiện tại không phải là chủng đang lưu hành, thì việc hai mũi sẽ chẳng giúp ích gì.

Trông chờ vào khả năng miễn dịch của những người khác

Miễn dịch quần thể xảy ra khi số người được tiêm phòng đã đủ đến mức khiến một loại vi-rút nào đó có rất ít cơ hội lây lan. Miễn dịch quần thể hiệu quả đòi hỏi phải có hơn 90% dân số được tiêm vắc-xin phòng một bệnh nhất định. Tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào mức độ lây truyền của bệnh, mà cúm thì rất dễ lây. Với tỷ lệ tiêm phòng cúm thấp hiện nay, mọi người không nên dựa vào khả năng miễn dịch của quần thể để bảo vệ mình.

Cẩm Tú/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.