ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào?

Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trong những ngày nắng gắt. Bạn cần chuẩn bị gì để chống lại tia UV nguy hại?

16/02/2019 12:20
Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào? - Ảnh 1.

Các loại tia UV có có thể tác động đến da - Ảnh: New Scientist

Không chỉ khi trời nắng, tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) luôn có mặt ở các thời điểm trong ngày: sáng, chiều, tối, thậm chí khi nhiều mây, hay có mưa. Tuy nhiên, cường độ mạnh nhất của loại tia này từ 10-15h mỗi ngày.

Theo trang CNN, tia UV có 3 loại: A, B, C, trong đó bức xạ có bước sóng từ 315-380nm thuộc loại A, bức xạ có bước sóng 280-315nm thuộc loại B, bức xạ từ 100-280nm thuộc loại C.

Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da. Thông thường, con người tiếp xúc phần lớn với tia loại A (khoảng 90%), tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%).

Nguy hiểm nhất là tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại trước khi chúng vào khí quyển Trái đất.

Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV:

Mặc trang phục chống nắng

Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào? - Ảnh 2.

Những chiếc nón rộng vành sẽ che chắn cho bạn khi đi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy

Trước hết, cần đội nón có vành rộng hơn 2,5cm và có khả năng phủ được 2/3 khuôn mặt. Trong trường hợp đi bộ, có thể che dù để hạn chế tác động của ánh sáng.

Kế đó là đeo khẩu trang, ngoài tác dụng chống khói bụi còn giúp tránh được phần lớn tia cực tím.

Nên chọn khẩu trang phủ kín mặt có màu đen, sậm bởi có thể chống nắng đến 90%, trong khi khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng 60%.

Trong khi đó, khẩu trang y tế thường quá mỏng và chỉ có thể cản bụi, không hiệu quả trong việc chống nắng và tia UV.

Bên cạnh đó có thể trang bị thêm quần áo dài, hay áo khoác, nhất là khi phải di chuyển xa.

Bôi kem dưỡng da

Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào? - Ảnh 3.

Kem chống nắng là một công cụ hữu hiệu chống lại tia UV - Ảnh: CORBIS

 

Theo trang Cancer.org, kem chống nắng thường có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV.

Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B.

Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.

Nếu để kem chống nắng trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây bắt nắng.

Kính chống nắng

Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào? - Ảnh 4.

Có thể trang bị thêm những loại kính chống tia UV khi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy

Theo trang Wiki How, mắt người cũng là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương với tia UV nếu không được bảo vệ đúng cách.

Do đó, nếu phải đi ngoài trời nắng gắt, nhất là khi đi xa, bạn nên đeo kính có khả năng chống cả tia UV loại A và loại B.

Trước khi mua kính, cần kiểm tra kính có ghi chỉ số chống tia UV hay không, nếu có thì xem tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm theo tiêu chuẩn UV ANSI để cân nhắc lựa chọn.

Đồng thời, kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt, vừa giúp cản tia UV vừa giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi.

TRỌNG NHÂN/Tuoitre.vn
  •  
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.