ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhiều bệnh nhân thích kháng sinh mạnh, chê kháng sinh rẻ tiền

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, Nguyên trưởng khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều bệnh nhân có tâm lý bác sĩ kê đơn kháng sinh mạnh mới là điều trị tốt. Thực tế, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, rẻ tiền, điều trị vài ba ngày mới mang lại hiệu quả thay vì sử dụng kháng sinh mạnh 1 liều đã ngăn chặn vi khuẩn.

15/04/2019 18:14

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, vi khuẩn kháng kháng sinh là mối quan tâm cả thế giới. Ở Việt Nam, mức độ kháng kháng sinh tăng lên nhanh chóng. Việt Nam đều đã ghi nhận vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh trở lên), kháng mở rộng (kháng với toàn bộ kháng sinh thông dụng mà bác sĩ hay sử dụng trong phác đồ), toàn kháng (là kháng nốt cả loại kháng sinh cuối cùng để điều trị con vi khuẩn này).

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh, từ trong bệnh viện, trong nuôi trồng thuỷ sản, và kháng thuốc từ cộng đồng.

Trong đó, PGS Mai Phương cảnh báo mạnh mẽ nhiều thói quen sử dụng kháng sinh trong cộng đồng rất nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc. Dưới đây là lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý của các chuyên gia.

Không tự ý sử dụng, tự ý dừng liều điều trị

Theo đó, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua kháng sinh rộng rãi mà không có đơn. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền khẩu, kiểu thấy người kia dùng tốt, tôi cũng có thể dùng.

Việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng nguy cơ kháng thuốc. Ảnh: H.Hải
Việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng nguy cơ kháng thuốc. Ảnh: H.Hải

"Rất nhiều người chỉ ho, cảm sốt, cảm lạnh là tự ý ra hiệu thuốc "kể bệnh" để mua kháng sinh. Trong đó, các bệnh lý này do vi rút không cần dùng kháng sinh. Vì tự ý mua uống, có người 2 - 3 ngày thấy đỡ liền dừng thuốc rất nguy hiểm", PGS Phương cho biết.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) phải “kêu trời” vì thói quen này của các bà mẹ.

“Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp kẻo “hại người”. Điều này là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”, PGS Dũng nói.

PGS Dũng giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn.

“Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc”, TS Dũng khuyến cáo.

Cũng theo chuyên gia này, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.

Kháng sinh mạnh không có nghĩa tốt hơn kháng sinh rẻ tiền

PGS Phương cũng cho rằng nhiều người có tâm lý, bác sĩ sử dụng kháng sinh mạnh mới là điều trị tốt. Trong khi thực tế nên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, rẻ tiền, điều trị có thể vài ba ngày mới khỏi. Người dân không nên  sử dụng kháng sinh mạnh 1 liều đã ngăn chặn vi sinh vật, vì sau này nếu không may mắc các vi sinh vật mạnh hơn sẽ không có kháng sinh để điều trị.

Kháng sinh nhẹ, kháng sinh mạnh không phải là mục tiêu sử dụng, bác sĩ là người khám, chỉ định kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh, trên quan điểm phải nhiễm khuẩn mới dùng kháng sinh.

Không tùy tiện đổi thuốc

Theo PGS Dũng, cũng chính vì thói quen tùy tiện dùng thuốc, tự mua thuốc uống mà không ít người đang uống kháng sinh A được 2 – 3 ngày không đỡ liền đi mua kháng sinh khác về uống.

Với thuốc kháng sinh, không chỉ cứ thích là uống. Bởi khi đi vào cơ thể, kháng sinh tồn tại trong huyết thanh, đi đến vị trí nhiễm khuẩn như vào phổi, vào não… Chính nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn này sẽ cho chúng ta hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ đi như vậy, nó còn vào các cơ quan khác. Như chỉ viêm phổi, kháng sinh không chỉ vào phổi mà vẫn đi vào các cơ quan khác như thận, gan… và gây độc.

“Vì thế, mục đích là làm thế nào để kháng sinh vào cơ quan đích nhiều hơn, vào các cơ quan khác ít hơn. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta chọn liều lượng thích hợp, đặc biệt là chế độ liều, để trả lời khi nào dùng liều cao, khi nào rút ngắn khoảng liều, khi nào đổi kháng sinh khác, khi nào phối hợp kháng sinh. Và để làm được điều này, chỉ có thể là bác sĩ để ra chỉ định hợp lý, vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc”, PGS Dũng cảnh báo.

Hồng Hải/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

11:19 , 09/04/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm đang được thực hiện hiệu quả bằng áp dụng các phương pháp y học cổ truyền góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

11:04 , 09/04/2024

Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong vì sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu như sau:

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

10:47 , 09/04/2024

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh thận mạn là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh thận mạn đã làm 4,6% người tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.

Thanh Hóa xử lý gần 1,7 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Thanh Hóa xử lý gần 1,7 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

10:40 , 09/04/2024

Trong quý I/2024, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 615 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra trên 13.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện 630 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 1,7 tỷ đồng.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát an toàn thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát an toàn thực phẩm

10:35 , 09/04/2024

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong. Mới đây nhất, ngày 5/4, một vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khiến 1 học sinh tử vong và nhiều em khác nhập viện. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.