ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vụ bệnh nhân "có răng ở cửa mình": Người bệnh vạch trần kế "ve sầu thoát xác"

Khẳng định không có bác sĩ người Trung Quốc nào khám, điều trị bệnh cho mình, nữ bệnh nhân vạch trần kế "ve sầu thoát xác" của phòng khám. "Họ xem đồng tiền là tất cả mà coi rẻ mạng sống của người khác, họ không có lương tâm con người" – người bệnh bức xúc.

18/04/2019 08:51

“Bộ mặt” gian xảo dưới lớp khẩu trang

Ngày 17/4, ngay sau khi Dân trí đăng bài viết: “Vụ bệnh nhân có răng ở cửa mình: Phòng khám nói gì?” nạn nhân của vụ việc đã bức xúc lên tiếng. Theo đó, chị Đinh Thị Ph. khẳng định 2 nhân sự của Phòng khám Đa khoa Đại Đông gồm bác sĩ mang quốc tịch Trung Quốc là Guan Meizhl và người phụ trách phiên dịch cho bác sĩ là Hong Sẹc In không thăm khám, tư vấn, điều trị bệnh cho chị.

 

Vụ bệnh nhân “có răng ở cửa mình”: Người bệnh vạch trần kế “ve sầu thoát xác” - 1

Chiếc khẩu trang luôn che trên mặt bác sĩ (bên phải) cùng nữ phiên dịch

“Khi tôi vào phòng khám Đại Đông, họ mang áo blouse giống nhau và không mang bảng tên nên tôi chẳng biết là ai nhưng chắc chắn không có bác sĩ Trung Quốc hỏi bệnh sử, tư vấn bệnh và điều trị cho tôi nên cũng không có phiên dịch. Người khám bệnh, thực hiện thủ thuật cho tôi là nữ nói tiếng Việt” – bệnh nhân cho hay.

Trước đó, trong buổi làm việc với phóng viên (ngày 16/4) cả vị bác sĩ Guan Meizhl và người phụ trách phiên dịch cho bác sĩ là Hong Sẹc In khi xuất hiện đều mặc áo blouse trắng giống nhau, không mang bảng tên. Khi được hỏi tại sao phiên dịch lại mặc áo giống bác sĩ, bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc phòng khám Đại Đông vòng vo không giải thích được. Khi hỏi bảng tên thì nữ phiên dịch nói: “hôm qua giặt đồ nên quên chưa mang”.

 

Vụ bệnh nhân “có răng ở cửa mình”: Người bệnh vạch trần kế “ve sầu thoát xác” - 2

Chị Ph. khẳng định 2 nhân sự phòng khám Đại Đông cung cấp không phải người khám bệnh cho chị

Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi thông tin, cả bác sĩ mang quốc tịch Trung Quốc lẫn nữ phiên dịch đều kéo khẩu trang che mặt. Sau khi đề nghị 2 nhân sự của phòng khám mở khẩu trang để âm thanh nói ra được rõ hơn nhưng không được chấp nhận, phóng viên đã ghi hình lại khoảnh khắc trên thì cả lãnh đạo phòng khám và các nhân sự trên phản ứng gay gắt, yêu cầu xóa hình. Sau nhiều lần yêu cầu xóa hình không được phóng viên làm theo, nữ phiên dịch Hong Sẹc In đã đứng dậy bỏ đi. Suốt buổi làm việc còn lại, vị bác sĩ người Trung Quốc luôn giữ chiếc khẩu trang che kín nửa dưới khuôn mặt.

Để tránh sự nhầm lẫn, chị Ph. đề nghị phóng viên cung cấp hình ảnh (file gốc không che mặt của vị bác sĩ và nữ phiên dịch). “Không có hai người này… không phải 2 người này khám cho tôi. Đây là những bộ mặt gian xảo được che đậy dưới lớp khẩu trang”.   

“Bác sĩ” khám cho bệnh nhân là ai?

Nhớ lại thời điểm đến Phòng khám Đa khoa Đại Đông, chị Đinh Thị Ph. cho biết: “Khi tôi vào thì được bác sĩ khám sơ qua, lấy máu, nước tiểu, rồi đưa đi siêu âm đầu dò. Sau khi có kết quả, họ kêu vào đọc rồi tiếp tục dẫn đi siêu âm cửa mình. Người ngồi siêu âm liên tục chép miệng, tặc lưỡi như là vấn đề tôi đang gặp nặng lắm. Lúc này bác mới nói là buồng trứng có nhiều nang, cửa mình có răng… tất cả đều được bác sĩ trực tiếp khám, tư vấn nói bằng tiếng Việt”.

 

Vụ bệnh nhân “có răng ở cửa mình”: Người bệnh vạch trần kế “ve sầu thoát xác” - 3

Phòng khám Đại Đông bị bệnh nhân vạch trần kế "ve sầu thoát xác" 

Người bệnh cũng khẳng định trong quá trình thăm khám, chẩn đoán, điều trị, chị không nhận được bất kỳ kết quả hoặc thông báo nào về bệnh “viêm lộ tuyến cổ tử cung” như lời BS Guan Meizhl cung cấp cho báo chí.

“Họ chẩn đoán buồng trứng phải của tôi có nhiều nang, buồng trứng trái có nang, giấy trắng mực đen của kết quả siêu âm còn đây. Họ còn nói cửa mình của tôi có răng nhưng chưa rõ răng đó là loại gì. Sau khi cắt nang ở tử cung họ nói chồng tôi nên gửi bệnh phẩm đi sinh thiết để kiểm tra nguy cơ ung thư, chi phí tốn vài trăm nghìn nhưng khi đi đóng tiền thì lên tới 2 triệu đồng” – nữ bệnh nhân bức xúc.

Sau khi đến Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra lại, kết quả buồng trứng không có nang nhưng lại bị tổn thương cổ tử cung do việc can thiệp ở phòng khám Đại Đông gây ra, nữ bệnh nhân quay lại gặp bác sĩ thắc mắc thì lại nhận được thông tin khác. “Buồng trứng của chị hoàn toàn bình thường, cổ tử cung có viêm… việc xử lý là xử lý nang trong cổ tử cung chứ không phải xử lý nang buồng trứng…” Đoạn đối thoại được bệnh nhân ghi âm lại, nữ bác sĩ từng can thiệp cho người bệnh đối thoại trực tiếp, trả lời các câu hỏi của bệnh nhân rất rõ ràng bằng tiếng Việt.

 

Vụ bệnh nhân “có răng ở cửa mình”: Người bệnh vạch trần kế “ve sầu thoát xác” - 4

Kết quả siêu âm của phòng khám ghi rõ "buồng trứng phải đa nang" 

“Tôi cứ nghĩ thăm khám, điều trị cho mình chắc chắn phải là bác sĩ. Nhưng bây giờ vị bác sĩ phòng khám xác nhận với báo chí rằng đã điều trị cho tôi lại là một người khác. Vậy người thăm khám, điều trị cho tôi là ai? Người đó có phải bác sĩ hay không? Nếu phòng khám trong sạch thì sao họ phải đổi người? Nếu đúng như vậy thì họ đang xem đồng tiền là tất cả mà coi rẻ mạng sống của người khác. Họ không có lương tâm con người” – nữ bệnh nhân bức xúc và khẳng định sẵn sàng đến phòng khám để đối chất, nhận diện người đã khám, điều trị cho mình.

Phóng viên đã chuyển các thông tin bệnh nhân bức xúc phản ánh cùng file ghi âm cuộc đối thoại giữa người bệnh và bác sĩ đã điều trị cho mình đến BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế, TPHCM đề nghị sở khẩn trương xác minh, làm rõ.

Vân Sơn/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.