ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mùa hè bận rộn, giữ trẻ như thế nào cho đúng cách?

Mùa hè đã đến, các bé rất háo hức vì được vui chơi thoả thích, được đi du lịch… Tuy nhiên, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, di chuyển nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Đặc biệt, thời tiết nóng nực mùa hè có thể làm các bé dễ bị bệnh.

17/06/2019 10:02
Mùa hè bận rộn, giữ trẻ như thế nào cho đúng cách?  - Ảnh 1.

Mùa hè đã đến, các bé rất háo hức vì được vui chơi thoả thích

Hè đến, nắng nóng kèm mưa ẩm, các bé dễ gặp các bệnh như viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm mũi xuất tiết, viêm amidan, viêm tiểu phế quản, viêm phổi ... ) hoặc rối loạn tiêu hoá: ói, tiêu chảy.

Bệnh mùa nắng nóng có thể khiến bé sốt cao, phát ban, nhức đầu, biếng ăn, mệt mỏi.

Một số bệnh ba mẹ cần lưu ý vì tỷ lệ tăng cao trong mùa hè như: sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, sởi, thuỷ đậu, cúm …

1. Vấn đề ăn uống

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm thực phẩm cho bé tăng trưởng tốt, đặc biệt thức ăn nhiều vitamin A, C, D và canxi, sắt, omega-3, hạn chế thức ăn nhiều đường, nhiều béo. Không để bé bỏ bữa ăn sáng.

Hầu hết các bé rất thích ăn bánh kẹo, bánh snack. Để tránh việc bé ăn quá nhiều thức ăn không tốt cho sức khoẻ, ba mẹ không nên mua bánh kẹo để trong nhà vì sẽ khó kiểm soát việc bé sẽ tự lấy ăn.

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe của bé như: các loại trái cây (bơ, xoài chín, chuối, đu đủ, táo, dâu …), yaourt trái cây, sinh tố trái cây, các loại hạt (hạt điều, óc chó, đậu phộng …), kem tự làm để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh…

2. Uống đủ nước

Nhiệt độ ngoài trời thường thay đổi nhanh nhưng cơ thể của trẻ lại khó có thể điều chỉnh và thích nghi với sự thay đổi của thời tiết giống như người lớn. Do đó, ba mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, mẹ cần cho con bú đầy đủ, đặc biệt là sữa mẹ vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có kháng thể rất dồi dào giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống những loại nước giàu khoáng chất và vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước lọc đun sôi để nguội...

Mùa hè bận rộn, giữ trẻ như thế nào cho đúng cách?  - Ảnh 2.

Hãy giữ cho trẻ luôn "bận rộn"!

3. Hãy giữ cho trẻ luôn "bận rộn"!

Khi được nghỉ hè, bé sẽ có rất nhiều thời gian rãnh. Để tránh tình trạng bé cảm thấy chán và làm biếng, ba mẹ hãy luôn giữ cho bé được hoạt động.

Ba mẹ có thể đăng ký cho bé tham gia các hội trại ban ngày, học các môn thể thao (như đi học bơi, bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu …) hoặc các hoạt động giải trí khác như sinh hoạt nhóm, vẽ, đàn … tuỳ theo sở thích và khả năng của bé.

Ba mẹ cần sắp xếp để có thời gian hoạt động cùng với bé như: cả nhà đi dạo, đi bộ, đạp xe đạp, cùng chơi các trò chơi như bóng đá, chạy, bơi … 

Trẻ cần được vân động ít nhất 60 phút/ngày.

4. Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình

Trẻ em xem TV càng nhiều, càng có nhiều khả năng tăng cân không lành mạnh.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em từ 2 đến 5 tuổi xem tivi, điện thoại, màn hình máy tính không quá 1 giờ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cũng khuyến cáo ít hơn 2 giờ mỗi ngày.

5. Hạn chế thức khuya, duy trì giờ giấc đi ngủ

Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sớm vẫn rất quan trọng cho bé.

Khi trẻ ngủ đủ giấc thì trẻ sẽ có năng lượng đầy đủ cho sinh hoạt vui chơi, tập thể dục ở ngày tiếp theo sẽ giúp cho bé luôn khoẻ mạnh.

Thời gian ngủ trong 1 ngày tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ: trẻ em từ 6 - 13 tuổi cần khoảng 9 - 11 giờ ngủ, trong khi trẻ em từ 14 - 17 tuổi cần từ 8 - 10 giờ ngủ.

Mùa hè bận rộn, giữ trẻ như thế nào cho đúng cách?  - Ảnh 3.

Cần giữ an toàn cho bé khi ra nắng

6. An toàn khi ra nắng

Trẻ em cần ánh sáng mặt trời vì giúp cung cấp vitamin D cho duy trì xương và cơ chắc khỏe. Ánh sáng mặt trời cũng kích thích cơ thể chúng ta tiết ra một loại hormone gọi là serotonin giúp cải thiện tâm trạng, giúp cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và tăng nguy cơ ung thư da sau này. Vì vậy, cần thoa kem chống nắng cho trẻ khi trẻ ra ngoài nắng chơi.

Khi thoa kem chống nắng cho bé, cần thử trên da người lớn và thử ở vùng cổ tay bé để xem da có bị kích ứng hay không. Và không được xịt trực tiếp kem lên da bé mà nên để vào hai lòng bàn tay mẹ, rồi xoa đều sau đó mới nhẹ nhàng bôi lên da bé.

7. Phòng ngừa thương tích

Trong dịp mùa hè, tỷ lệ trẻ em bị thương tại các khu vui chơi cũng tăng cao. Vì vậy, ba mẹ cần kiểm tra các bề mặt sân chơi để đảm bảo rằng an toàn, mềm mại và được bảo trì tốt.

Giám sát trẻ mọi lúc, nhất là những khu vực có nguy cơ té ngã như cầu thang, cầu tuột... Và đảm bảo trẻ được mặc các thiết bị bảo vệ phù hợp.

Các hoạt động liên quan đến nước rất phổ biến trong mùa hè, nên cho trẻ học bơi, phòng chống đuối nước, mặc áo phao phù hợp.

8. Lưu ý về vệ sinh cá nhân và miễn dịch

Ba mẹ hãy giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát bằng cách:

- Hướng dẫn và giúp bé giữ vệ sinh cá nhân: vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi…;

- Chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Phòng ngừa sốt xuất huyết: thông cống rãnh, tránh nước nước tù đọng, phát quang bụi rậm, ngủ mùng …

- Chủng ngừa đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lưu ý các bệnh: thuỷ đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm mùa.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Theo Tuổi trẻ

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.