ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nổ túi ngực khi đi máy bay: Bác sĩ lý giải sự thật bất ngờ

Các bác sĩ thẩm mỹ khẳng định túi ngực không bị ảnh hưởng bởi áp suất khi đi máy bay và càng không thể nổ khi đi máy bay mà bởi những lý do khác.

19/08/2019 15:06

Thời gian gần đây có khá nhiều thông tin về vỡ túi ngực khi đi máy bay. Gần đây nhất là chuyến bay của Vietnam Airlines khởi hành từ TP HCM đi Vinh đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Đà Nẵng để cấp cứu cho một nữ hành khách bị chảy máu ở ngực trái nghi ngờ do nổ túi ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ. 

Thông tin này khiến không ít chị em hoang mang. Tuy nhiên, theo chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, chiếc túi nâng ngực không bị vỡ, không phải là "thủ phạm" khiến người phụ nữ bị chảy máu.

Túi ngực chịu được tác động rất lớn nên không thể bị nổ trên máy bay
Túi ngực chịu được tác động rất lớn nên không thể bị nổ trên máy bay

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Thọ, Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật - Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật - Hàm mặt - Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết trường hợp của nữ bệnh nhân trên không thể là nổ túi ngực do chênh lệch áp suất. "Áp suất khí quyển bình thường và trong khoang hành khách khoảng 760 mmHg tương đương ở mặt đất. Khi thay đổi độ cao đột ngột, áp suất bên ngoài thay đổi nhưng trong máy bay sẽ giữ nguyên, trừ trường hợp vào vùng không khí loãng, máy bay rơi tự do gây ra chênh lệch, dẫn đến chảy máu mũi, khó thở. Với áp suất trong khoang máy bay như ở dưới mặt đất nên không thể xảy ra hiện tượng nổ túi ngực. Ngoài ra, độ bền của túi rất cao, có thể đặt chúng dưới đất để ô tô đi qua không hề vỡ" - bác sĩ Thọ khẳng định.

Cùng quan điểm này, tiến sĩ - bác sĩ Lê Thị Thu Hải, chuyên về Laser - Phẫu thuật thẩm mỹ thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, lý giải trên thực tế vỡ túi ngực do chênh lệch áp suất khi đi máy bay là trường hợp rất khó xảy ra vì hiện nay các loại túi độn ngực đều có cấu tạo gồm 2 phần: Phần vỏ túi và phần gel silicon, phần vỏ túi có cấu tạo khác nhau tùy từng hãng; còn phần gel silicon bên trong là chất liệu silicon y tế tổng hợp dẻo, dai, chịu được lực tác động lớn, rất bền với áp suất.

"Nếu có lỗi kỹ thuật làm chất gel rò rỉ ra bên ngoài thì cũng chỉ khu trú tại khoang đặt chất liệu, không lan tỏa trong mô tổ chức xung quanh. Khi đó có thể gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc gây biến dạng ngực chứ không gây chảy máu. Nếu không có lỗi kỹ thuật thì túi chỉ vỡ khi bị vật sắc nhọn đâm thủng trong quá trình thao tác kỹ thuật, do tai nạn, hoặc do chỗ gấp của vỏ túi lâu ngày gây ra rách thủng" - bác sĩ Hải giải thích thêm.

Túi ngực có "tuổi thọ" bao lâu?

Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hải, trường hợp ngực bị chảy máu mà bệnh nhân hoặc người khác có thể nhìn thấy thường là từ vết mổ mới sau phẫu thuật hoặc là do vết mổ liền chậm hoặc do bệnh nhân mới nâng ngực, đang theo dõi nhưng đã làm những thao tác nặng, khiến viết thương bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế nguy cơ chảy máu sau nâng ngực, cần được băng ép tối thiểu 1 tháng bằng băng thun hoặc áo định hình để hỗ trợ việc ổn định vết mổ. Dùng đúng và đủ theo đơn thuốc. Nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh sau mổ và tránh các loại thức ăn mà cơ thể dễ dị ứng (tùy từng người). Bên cạnh đó, nên bổ sung các thức ăn và trái cây giàu vitamin A, C, E... để cải thiện vùng da sau phẫu thuật, cho cơ thể khỏe mạnh. Tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật thẩm mỹ. Sau phẫu thuật độn ngực ổn định vẫn có thể đi khám tuyến vú định kỳ thông thường, túi độn không gây trở ngại đến việc phát triển của các khối u vú.

 Bác sĩ nội trú Trần Sinh Lục (Đại học Y Hà Nội) cho biết trường hợp người phụ nữ đi máy bay chảy máu ở ngực có thể là người này bị chảy máu sau phẫu thuật chứ không phải túi nâng ngực bị vỡ. Trên thực tế, vật liệu nâng ngực trải qua rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm. Các nhà sản xuất phải lấy mẫu túi ngực ngẫu nhiên trong lô sản xuất để thử nghiệm bằng cách sử dụng ôtô trọng lượng 2.200 kg chèn qua; sử dụng búa gõ nhiều lần vào từng vị trí; sử dụng máy kéo thử độ co giãn túi lên đến 300% chiều dài túi; sử dụng túi đưa vào môi trường có nhiệt độ -43,2 độ C.... Túi ngực có độ bền từ 15 - 20 năm, thậm chí nếu kỹ thuật đặt túi tốt, "tuổi thọ" của có thể lên đến 30 năm. Vì thế, trong phẫu thuật thẩm mỹ, túi ngực không thể bị nổ trên máy bay.
 
Theo Ngọc Dung/Người Lao Động

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.