ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore "ăn" mòn mũi điều trị liên tục hơn 20 ngày

Nữ bệnh nhân 49 tuổi ở Bắc Kạn nhập viện trong tình trạng vi khuẩn "ăn" mòn cánh mũi, vùng cánh mũi bệnh nhân hoại tử lan rộng, đồng thời xuất hiện thêm ổ áp-xe ở khớp cổ chân phải. Bệnh nhân đã phải trải qua hơn 3 tuần điều trị tích cực liên tục để tiêu diệt được loại vi khuẩn "ăn" mũi này.

20/09/2019 16:11

Ngày 20/9, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nữ bệnh nhân bị vi khuẩn "ăn" mòn mũi được xuất viện sau hơn 3 tuần điều trị liên tục.

 

Bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn mũi điều trị  liên tục hơn 20 ngày - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore "ăn" mòn cánh mũi.

Trước đó, ngày 28/9, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân P.T.S. nữ (49 tuổi, ở Bắc Kạn) được bệnh viện tỉnh chuyển đến trong tình trạng sốt cao liên tục.

Khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy, một tuần trước vào viện, bệnh nhân xuất hiện nhọt ở cánh mũi và có dấu hiệu hoại tử lan rộng, đồng thời xuất hiện thêm ổ áp-xe ở khớp cổ chân phải.

Khi đi khám tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do tụ cầu trên nền bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và được điều trị kháng sinh tuy nhiên diễn biến càng lúc càng nặng, đã được chuyển đến Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, kết quả cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với loại vi khuẩn có nhiều trong đất mang tên Whitmore. Các bác sĩ đã phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng

"Ca bệnh tổn thương cánh mũi này lần đầu tiên gặp ở Việt Nam và cũng chưa từng được đề cập trong y văn thế giới, vì vậy chẩn đoán ban đầu rất khó khăn", PGS Cường cho biết.

Với trường hợp này, trong giai đoạn tấn công, bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu truyền tĩnh mạch liều cao. Đồng thời được hội chẩn với nhiều chuyên khoa trong bệnh viện như Nội tiết - Đái tháo đường, Tai mũi họng, Cơ xương khớp, Vi Sinh,… để theo dõi, phối hợp điều trị bệnh nền và giải quyết các tổn thương tại chỗ, đặc biệt là chăm sóc vết thương hàng ngày để bảo tồn cánh mũi.

 

Bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn mũi điều trị  liên tục hơn 20 ngày - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bệnh nhân ổn định sau hơn 3 tuần điều trị và được xuất viện.

Sau 1 tuần điều trị, các dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu thuyên giảm, sốt giảm dần, cánh mũi se lại, không còn chảy mủ. 3 tuần sau, bệnh nhân cắt sốt, toàn trạng ổn định, ăn ngon miệng, tổn thương ở cánh mũi đã được hồi phục hoàn toàn.

Kết quả xét nghiệm ngày 19/9 cho thấy các chỉ số trở về bình thường, bệnh nhân được xuất viện.

PGS Cường thông tin thêm, bản chất Whitmore không phải là vi khuẩn ăn thịt người. Bệnh cũng không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cũng cho biết, bản chất y học không có khái niệm chính thống "vi khuẩn ăn thịt người". Tuy nhiên, với những vi khuẩn gây hoại tử nhanh thường được gọi với tên này.

Với vi khuẩn Whitmore không gây hoại tử nhanh như nhiều tác nhân khác. Tuy nhiên, căn bệnh này rất nguy hiểm bởi khởi phát bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Độc tính vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore có độc tính cao hơn một số vi khuẩn khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ thường gặp ở người có miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính. Khi nhiễm bệnh ở những người này, bệnh  diễn biến bệnh thường phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp...

Trong những bệnh cảnh của bệnh này có nhiễm khuẩn huyết, cũng như nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác, có tình trạng bệnh nặng hơn, tiên lượng xấu và nguy cơ tử vong cao.

Hồng Hải/Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền  nhiễm

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm

18:00 , 20/03/2024

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng.