Cậu bé 8 tuổi lên cơn co giật, hôn mê ngay tại lớp vì viêm não cấp
Tại lớp, cậu bé 8 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh bỗng dưng lên cơn co giật, hôn mê, gọi hỏi không biết, nôn được trường đưa đi cấp cứu, phải đặt nội khí quản.
Theo anh Sơn, bố của Hiếu, trước lúc đi học con có kêu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Song gia đình chủ quan, nghĩ con lười muốn học nên bố mẹ vẫn cho con đi học bình thường.

Nhấn để phóng to ảnh
Hiện sức khoẻ của Hiếu đã ổn định, ăn uống tốt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đang ở lớp thì trẻ bỗng dưng xuất hiện co giật, hôn mê, gọi hỏi không biết kèm theo nôn. Ngay lập tức các cô giáo đưa Hiếu đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều cấp cứu. Tại đây, trẻ được đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp và chuyển đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
BSCKI Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch hôn mê, co giật toàn thân, được chẩn đoán mắc hội chứng não cấp. Các bác sĩ Đơn vị cấp cứu Nhi khoa của Bệnh viện đã hội chẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) quyết định phương án điều trị.
Bệnh nhi được điều trị tích cực, sử dụng an thần giãn cơ, hỗ trợ thở máy và điều trị theo phác đồ hội chứng não cấp… Sau 5 ngày, sức khỏe trẻ đã dần ổn định, tỉnh hơn. Hiện trẻ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống được.
Theo bác sĩ, viêm não cấp hay hội chứng não cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ tuổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời.
Bệnh có thể lây nhiễm qua côn trùng đốt, qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, nhưng hiện ít gặp vì trẻ đã được tiêm phòng khá đầy đủ. Ngoài ra có thể do các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường. Trường hợp nhẹ, sau một tuần trẻ có thể khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Ngược lại có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), biểu hiện lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Mới đầu trẻ có biểu hiện bị sốt, sốt rất cao, dai dẳng, nôn không rõ nguyên nhân (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu thậm chí ngay cả khi đã hết sốt. Cũng có trẻ nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy. Trường hợp nặng bé co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê.
Bác sĩ khuyến cáo người dân và đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, co giật, li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê, kém vận động… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Đặc biệt khi trẻ kêu đau đầu nhiều cũng cần nghĩ ngay đến viêm não, để đưa con đi khám.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Mũi một lúc trẻ được một tuổi, mũi 2 sau mũi một từ một đến 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Phòng tránh nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Khi ngủ phải mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
Hà An/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.