ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này

Những ngày qua, lo ngại nước sạch bị ô nhiễm dầu thải, nhiều người dân tự đem mẫu nước sinh hoạt tại nhà đi kiểm nghiệm. Nếu có ý định này, trước hết người dân cần biết cơ sở nào đủ năng lực phân tích chất lượng nước, cách lấy mẫu nước đúng quy trình và những chỉ tiêu mà mình nên phân tích.

18/10/2019 08:55

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân có thể xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt của gia đình tại những cơ sở nào?

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, khoa Xét nghiệm và Phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, một cơ sở, phòng Lab bắt buộc cần phải có chứng nhận ISO17025 thì các kết quả phân tích chất lượng nước mới được công nhận. Bên cạnh đó, tiến sĩ Thường cũng nhấn mạnh: “Chứng nhận ISO17025 của cơ sở cũng phải còn thời hạn sử dụng thì mới có giá trị, bởi thông thường chứng nhận này chỉ có thời hạn trong 3 năm.”

Một số cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Y tế có đủ năng lực thực hiện phân tích chất lượng nước như: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur thuộc hệ thống của Bộ Y tế.

Ở các địa phương có các cơ sở thuộc Sở Y tế như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật. Ngoài ngành Y tế, còn có các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam hoặc các Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cũng có đủ năng lực thực hiện việc phân tích này.

Quy trình tự lấy mẫu nước để đảm bảo kết quả ít bị sai lệch nhất

Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ Lương Thị Thanh Thủy, khoa Xét nghiệm và Phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết, quy trình lấy mẫu có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác của kết quả phân tích được. Do đó, nếu muốn kết quả phản ảnh đúng thực trạng nguồn nước cần phân tích thì cần phải đảm bảo cả về thể tích mẫu cần lấy, dụng cụ lấy mẫu và cách lấy mẫu.

Dưới đây là một số lưu ý về cách tự lấy mẫu nước tại nhà mà thạc sĩ Thanh Thủy chỉ dẫn:

Dung tích mẫu cần lấy:

- Lượng mẫu tối thiểu cần lấy là 2 lít.

Dụng cụ lấy mẫu:

- Nếu xét nghiệm các chỉ tiêu thuộc nhóm thông thường, cần dùng chai PET còn mới hoặc chai từng được dùng để đựng nước tinh khiết, đã được phép lưu thông trên thị trường.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Trong trường hợp cần phân tích các nhóm đặc biệt như dung môi hữu cơ thì cần đựng bằng chai thủy tinh

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phương pháp lấy mẫu:

- Trong trường hợp lấy mẫu nước từ vòi cấp nước sinh hoạt, cần mở vòi để nước chảy sau 3 phút thì mới bắt đầu lấy mẫu, để đảm bảo tính đại diện của mẫu.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Tráng bình đựng mẫu ít nhất 3 lần bằng mẫu nước muốn kiểm nghiệm, trước khi lấy mẫu.

- Cần lấy nước đầy chai đựng mẫu, hạn chế để khoảng hở bởi một số chất dễ bay hơi như: hợp chất hữu cơ mạch ngắn: pentan, cloetan và các hợp chất hữu cơ vòng thơm đơn nhân như toluen, benzen sẽ hóa hơi lên khoảng hở còn lại trong chai, khiến hàm lượng trong mẫu nước bị thay đổi.

- Nước lấy xong nếu chưa thể đem đến các cơ sở phân tích cần bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C, và chỉ bảo quản trong 24 giờ, sau 24 giờ cần lấy lại mẫu khác.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng khuyến cáo: “Các chỉ tiêu vi sinh đòi hỏi phải có dụng cụ lấy mẫu được tiệt trùng, cùng kỹ năng lấy mẫu phải qua đào tạo, nên với những mẫu mà người dân tự lấy sẽ khó đảm bảo rằng, kết quả phản ánh đúng với thực trạng”

Nên phân tích những chỉ tiêu nào để đánh giá chất lượng nước tại gia đình?

Theo QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành, có đến 109 chỉ tiêu chất lượng thuộc các mức độ giám sát A, B, C.Theo phân tích của thạc sĩ Lương Thị Thanh Thủy:

- Mức độ A: bao gồm các yếu tố cảm quan, thành phần vô cơ và các chỉ tiêu vi sinh vật. Đây có có thể coi là những chỉ tiêu phản ánh cảm quan ban đầu của nước (mùi vị, độ màu, độ đục…) và bản chất tự nhiên của nước (pH, Độ cứng…) các yếu tố này dễ biến đổi theo thời gian và cả trong quá trình xử lý nước. Đây cũng là những chỉ tiêu cơ bản nhất mà người dân nên tiến hành phân tích để đánh giá chất lượng nước của gia đình.

Mức độ B: gồm các thành phần hữu cơ như benzen, phenol, mức nhiễm xạ, kim loại. Các chỉ tiêu thuộc mức độ B có thể phát sinh từ chất gây ô nhiễm của các hoạt động công nghiệp, quá trình xử lý nước (nhôm: Trong quá trình xử lý nước có thể sử dụng phèn nhôm), quá trình tích trữ nước (chì) hoặc liên quan đến địa chất, địa tầng trong tự nhiên (Asen).

Mức độ C: Một số kim loại nặng khác, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một vài hợp chất hữu cơ (Toluen, Styren, Benzen...), các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng.

Trong trường hợp nước bị nhiễm bẩn do dầu thải nên xét nghiệm các chỉ tiêu nào?

Theo phân tích của tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, bản chất của dầu là các hợp chất hidrocacbon: có cả các hợp chất mạch thẳng, mạch vòng, mạch nhánh. Ngoài ra, trong dầu thải còn lẫn cả các tạp chất tùy thuộc vào việc loại dầu này đã được sử dụng để làm gì, đó có thể là các chất clo hóa, các hợp chất nhóm lưu huỳnh hoặc kim loại nặng.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tiến sĩ Thường cũng nhấn mạnh: “Các thông số gây độc đáng chú ý trong dầu/dầu thải là: pentan, propan, các hợp chất hữu cơ mạch vòng như: toluen, benzen, styren; xylen, etyl benzen nên nếu muốn xác minh chất lượng nước của gia đình, trong trường hợp nghi bị ô nhiễm do dầu/dầu thải, người dân nên tập trung phân tích các thông số này”

 Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

11:19 , 09/04/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm đang được thực hiện hiệu quả bằng áp dụng các phương pháp y học cổ truyền góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu

11:04 , 09/04/2024

Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong vì sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu như sau:

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

Hơn 8,7 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thận mạn

10:47 , 09/04/2024

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh thận mạn là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh thận mạn đã làm 4,6% người tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.