ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu

Phải "trùm kín người" trong suốt ca làm việc kéo dài đến 12 tiếng, liên tục trong nhiều ngày liền gây ra không ít sự bất tiện, khó chịu và thậm chí là cảm giác đau đớn cho các chiến binh áo trắng.

27/03/2020 09:12

Kín mít trong suốt một ca trực 12 tiếng

Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh, thông qua giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, các y, bác sĩ trực tiếp tham gia chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bắt buộc phải được trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân “từ đầu đến chân”, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trao đổi với PV Dân trí, điều dưỡng Trần Thị Thanh, người đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương cho biết: “Về vấn đề phòng hộ cá nhân, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Covid-19, Bệnh viện đã có những quy định rất chặt chẽ và cụ thể, từ các trang thiết bị phòng hộ cần phải sử dụng cho đến cách mặc vào, cách tháo ra”.

Theo tìm hiểu, phương tiện phòng hộ cơ bản cho các nhân viên y tế đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ bao gồm: trang phục phòng hộ áo liền quần có khả năng chống thấm, ủng/bao giày, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ, mặt nạ ngăn giọt bắn. Tác dụng chính của các phương tiện phòng hộ cá nhân là giúp bảo vệ niêm mạc miệng, mũi, mắt và da của nhân viên y tế khỏi dịch tiết có chứa mầm bệnh, từ đó phòng ngừa lây nhiễm cho lực lượng này.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trước khi vào tiếp xúc bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ mặc quần áo bảo hộ kín mít, khẩu trang, kính mắt.

Phương tiện phòng hộ giúp đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, khi luôn phải tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên việc phải “trùm kín người” trong suốt ca làm việc có thể kéo dài đến 12 tiếng, liên tục trong nhiều ngày liền lại gây ra không ít sự bất tiện, khó chịu và thậm chí là cảm giác đau đớn cho các chiến binh áo trắng, trên tuyến đầu chống dịch.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

“Khi bước vào khu vực cách ly, các nhân viên y tế đã bắt buộc phải mặc trang phục phòng hộ. Mỗi ca trực kéo dài từ 8-12 tiếng thì cũng từng đấy thời gian chúng tôi ở trong trạng thái kín mít từ đầu đến chân. Bộ trang phục này không nặng nề nhưng rất bí. Mang khẩu trang N95 trong nhiều giờ liền, trong khi phải liên tục đi lại, thao tác nên cảm giác khó thở là không thể tránh khỏi” – Điều dưỡng Thanh cho biết.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Với trang phục bảo vệ này sẽ hạn chế nguy cơ tối đa lây nhiễm Covid-19 từ bệnh nhân sang bác sĩ.

Việc mặc hay cởi bỏ trang phục phòng hộ phải thực hiện tuần tự từng bước, được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cũng như hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh từ chính các các phương tiện này sau khi sử dụng.

Nhịn cả đi... vệ sinh vì quần áo chống dịch

Điều dưỡng Thanh cho biết, mỗi lần mặc/cởi bỏ đồ bảo hộ phải đảm bảo quy trình, nhiều khi phải mất đến 30 phút. Vì vậy, trong suốt ca trực các nhân viên y tế phải hạn chế đến mức tối đa việc cởi bỏ trang phục, thậm chí là phải nhịn…đi vệ sinh. Điều dưỡng Thanh tâm sự: “Trước khi vào ca trực, chúng tôi thậm chí còn không dám uống nước. Trường hợp khát quá thì uống xong phải chờ một lúc để đi vệ sinh luôn, trước khi mặc trang phục phòng hộ vào. Trong ca trực, khoảng 4 tiếng 1 lần chúng tôi mới thay trang phục khác để đảm bảo chống lây nhiễm, cũng tranh thủ lúc này đi vệ sinh, ăn uống hoặc các sinh hoạt cá nhân khác”.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khẩu trang N95 có tác dụng bảo vệ các nhân viên y tế nhưng mặt trái lại cản trở việc hô hấp, nhất là khi mang trong thời gian dài.

Tuy nhiên, bí bách, khó thở, bất tiện trong các sinh hoạt cá nhân cũng chưa là gì so với cảm giác sưng đau đi cả vào trong giấc ngủ, đến từ những vết hằn do việc mang phương tiện bảo hộ trong thời gian dài gây ra. “Vành tai sau của chúng tôi đều đỏ ửng, đau rát vì quai đeo khẩu trang. Vì kính bảo hộ, khẩu trang đều phải thít chặt vào mặt để đảm bảo an toàn, nên sau thời gian dài để lại những vết hằn sưng đau, nhất là ở vùng quanh mắt vì kính bảo hộ được đeo rất chặt”.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Kính bảo hộ thít chặt 8-12 tiếng/ngày để lại những vết hằn sưng đau trên mặt của các chiến binh áo trắng.

Dù được trang bị đồ phòng hộ kỹ lưỡng là vậy nhưng lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, không có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật. Như với khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua.

 

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 7
 

Nhấn để phóng to ảnh

Điều quan trọng nhất, theo bác sĩ Cấp, là các chiến binh áo trắng trên tuyến đầu chống dịch dù xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, nhưng tất cả đều giữ vững “tinh thần thép” không ai do dự khi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.

Càng tiếp xúc bệnh nhân nhiều, bác sĩ càng có nguy cơ lây nhiễm cao. Các bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng, nhưng họ chấp nhận rủi ro cao có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào để cứu chữa bệnh nhân.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

10:44 , 21/04/2024

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạm vi chi trả Bảo hiểm y tế cho sàng lọc chẩn đoán sớm 6 bệnh là: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, đái tháo đường, cao huyết áp, viêm gan B, C. Trong đó, ưu tiên sớm hơn cho 2 bệnh ung thư.

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

18:41 , 19/04/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin.

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.