ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư

Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một phương pháp mới để khiến các tế bào gốc máu cuống rốn trở nên dễ cấy ghép hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị ung thư máu ở cả trẻ em lẫn người lớn.

27/03/2020 09:13

Tế bào gốc máu hay còn được biết đến với tên gọi tế bào gốc tạo máu (HSCs) là một loại tế bào toàn năng có thể tạo ra mọi loại tế bào có trong máu, bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. HSCs có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản sinh máu trong suốt cuộc đời của con người. Khi điều trị một vài loại ung thư và các bệnh rối loạn máu di truyền, đôi khi cần phải thay thế tủy xương bằng phương pháp ghép HSCs.

 

Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Từ HSCs có thể tạo ra mọi loại tế bào máu có trong cơ thể người.

Cuống rốn là một kho tàng HSCs rất dồi dào và hữu dụng. Cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn còn giúp hạn chế biến chứng so với tế bào gốc ở tủy xương. Mặc dù phương pháp cấy ghép tế bào từ cuống rốn đã được sử dụng với trẻ em trong suốt 3 thập kỷ qua, nhưng hầu hết đơn vị máu cuống rốn vẫn không chứa đủ lượng HSCs tương thích cho trẻ lớn và người trưởng thành.

Một nghiên cứu mới đây có lẽ đã tìm ra lời giải cho vấn đề nêu trên, khi phát hiện ra rằng, một loại protein có tên NOV, thường được tìm thấy với hàm lượng thấp trong máu, có thể được sử dụng để nhân nhanh lượng HSCs trong máu cuống rốn.

TS Rajeev Gupta (Viện nghiên cứu Ung thư UCL), đại diện nhóm tác giả cho biết: “Chúng tôi từng khám phá được rằng, một loại protein điều hòa có tên NOV là nhân tố cần thiết để đảm bảo chức năng của HSCs ở con người diễn ra bình thường. Từ kết quả này, chúng tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi liệu có thể dùng NOV có độ tinh sạch cao, để tạo tác động lên HSCs trong cuống rốn và khiến chúng trở nên dễ cấy ghép hơn hay không?”.

 

Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo chuyên gia này, trước đây, để làm tăng số lượng HSCs trong máu cuống rốn là rất đắt đỏ và khó khăn. Thậm chí, không phải tất cả HSCs hiện diện trong máu cuống rốn đều có thể được sử dụng để cấy ghép. Có đến 30% đơn vị máu cuống rốn không có đủ lượng HSCs có chức năng cần thiết cho việc cấy ghép và đã phải vứt bỏ.

Bằng cách nuôi cấy tế bào và tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên chuột thí nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy, máu cuống rốn khi được tiếp xúc với NOV thì khả năng cấy ghép sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể hơn, loại HSCs có chức năng đã tăng lên gấp 6 lần. Đáng kinh ngạc hơn là điều này xảy ra chỉ sau 8 tiếng tiếp xúc.

“Sử dụng NOV, chúng tôi đã có thể nhanh chóng tác động vào tế bào gốc tạo máu từ đó biến đổi trạng thái của chúng, cụ thể là biến đổi HSCs không có chức năng thành HSCs có chức năng. Phát hiện này đã mang đến một giải pháp mới để các đơn vị máu cuống rốn chứa ít tế bào gốc trở nên hữu dụng, từ đó sẽ có nhiều bệnh nhân ung thư máu cũng như bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu di truyền được cứu chữa hơn” - TS Rajeev Gupta nhấn mạnh về công trình khoa học này.

Nhóm tác giả cũng chia sẻ rằng, trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng xem kết quả nghiên cứu này có thực sự hữu ích với các bệnh nhân ung thư máu hay không?

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1

Chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1

09:41 , 26/03/2024

Theo thông tin từ Bộ Y tế, mới đây, 1 bệnh nhân ở tỉnh Khánh Hòa đã tử vong do mắc cúm A/H5N. Đây là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 đến nay tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.