ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19

(TTV)- Chiều 27/3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đinh Xứng đã chủ trì hội nghị giao ban với các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện chỉ thị số 15, ngày 27/3 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Hầu hết các đại biểu dự giao ban đều đề xuất phải tăng cường cao nhất các biện pháp hạn chế tiếp xúc, hạn chế di chuyển, hạn chế tập trung đông người để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng Dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid- 19 tỉnh Thanh Hóa.

27/03/2020 19:44

Thông tin từ Sở y tế Thanh Hóa, đến 12h ngày 27/3 Thanh Hóa có 2 bệnh nhân mắc Covid-19, 1 ca ở Định Hòa, Yên Định, 1 ca ở Thạch Thất – Hà Tây, được cách ly tập trung tại sư đoàn 390 (Bỉm Sơn) đã được chuyển ra điều trị tại bệnh viện nhiệt đới TW. Số bệnh nhân nghi ngờ mắc SARS - CoV – 2 là 83 trường hợp, đều đã được lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó 71 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính; 12 người chưa có kết quả; 70 người nghi ngờ nhiễm Covid-19 đã ra viện; 13 người đang được cách ly, điều trị tại bệnh viện; Đã lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 452 người (không bao gồm mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân nghi ngờ), trong đó 161 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS - CoV – 2.

Thách thức trong phòng chống dịch của Thanh Hóa hiện nay là dịch bệnh đã lây lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, do đó việc kiểm soát các đối tượng người đi từ vùng dịch về đặc biệt là người nước ngoài rất khó khăn do đối tượng không chủ động khai báo y tế. Nguy cơ rất lớn dịch lây lan ra cộng đồng. Cơ sở vật chất tại các khu cách ly tập trung, đặc biệt là khu vực miền núi chưa đảm bảo sinh hoạt cho người được cách ly y tế; Vật tư, trang thiết bị bảo hộ, hóa chất cho khu cách ly còn thiếu. Ý thức của người dân về chủ động khai báo y tế còn hạn chế, nhiều người dân vẫn không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, các quán ăn sáng vẫn tập trung rất đông người.

Theo trung tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh Thanh Hóa CDC, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 nguồn nguy cơ chủ yếu. Nguồn thứ nhất, người Thanh Hóa đi trên các chuyến bay có bệnh nhân nhiễm Covid - 19. Đã xác định 30 người Thanh Hóa trên 62 chuyến bay có người dương tính đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 29 người đều có kết quả âm tính với Covid-19 lần 1. Nguồn lây thứ 2, ở khu cách ly tập trung những người nước ngoài trở về Việt Nam. Nguồn thứ 3 là công dân Việt Nam trở về từ Lào, Cam Pu Chia Thái Lan, qua các đường mòn lối mở. Nguồn thứ 4, Thanh Hóa có  khoảng 800 người khám bệnh ngoại trú, 250 người điều trị nội trú ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và nguồn thứ 5 là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh có dịch. Do vậy CDC đề xuất tỉnh tăng cường khả năng xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm nguồn lây theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO.

Theo đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hiện toàn tỉnh đã bố trí các khu cách ly y tế tập trung từ huyện đến tỉnh, các khách sạn với khoảng 3.100 chỗ. Trong khi đó, dự báo số người Thanh Hóa từ các nước trở về địa phương khoảng 10.000 người. Do vậy cần trưng dụng thêm trường Đại học Công nghiệp, khu nội trú của các trường dân tộc nội trú để làm khu cách ly tập trung do cơ sở vật chất ở đây khá đảm bảo.

Về các biện pháp ứng phó theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ, các ý kiến đề nghị Thanh Hóa cần thực hiện chỉ đạo cao nhất hiện nay là hạn chế tiếp xúc, hạn chế đi lại, triệt để cấm các hoạt động tập trung đông người, cấm hoạt động tất cả các dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các phương tiện vận tải công cộng ít nhất trong 2 tuần, trừ phương tiện tham gia phòng chống dịch, phương tiện chở hàng hóa thiết yếu và trường hợp đặc biệt cần di chuyển phải được phép của chính quyền địa phương; giảm tần suất các tuyến vận tải đường bộ từ các địa phương có dịch về Thanh Hóa và thực hiện nghiêm việc yêu cầu hành khách khai báo y tế; tăng cường kiểm soát, điều trị các bệnh lý thông thường, mức độ nhẹ của người dân tại nhà; yêu cầu các cơ quan, công sở tăng cường kiểm soát khách ra vào; giám sát cách ly số người về từ bệnh viện Bạch Mai từ 10/3 trở lại đây; có giải pháp mạnh yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng; Cần xây dựng kịch bản về hậu cần đối với các bệnh viện trong trường hợp số bệnh nhân cần phải cách ly tại chỗ tăng; hoàn chỉnh các phương án điều chuyển bệnh nhân của bệnh viện phổi Thanh Hóa và bệnh viên K71 để kích hoạt bệnh viện dã chiến ở hai bệnh viện này thành nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 trong tình huống dịch bùng phát.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh: Cho đến thời điểm này Thanh Hóa đang kiểm soát dịch Covid-19 ở cấp độ 1, cấp độ 2. Tuy nhiên yêu cầu phòng chống dịch hiện nay là rất cấp bách cần phải nâng lên cấp độ 3, thậm chí cấp độ 4. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng chống dịch Covid- 19, đặc biệt là triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Trong đó cần thực hiện nghiêm việc dừng các hoạt động hội họp tập trung trên 20 người trong 1 phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài khu vực công sở, trường học, bệnh viện, yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng; Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Các quán ăn phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, khuyến khích cung cấp suất ăn tại nhà. Đối với các chợ truyền thống, các địa phương phải hướng dẫn, kiểm soát và yêu cầu tất cả những người tham gia bán hàng, người mua bán phải đeo khẩu trang, ngồi cách nhau 2m, hạn chế tiếp xúc gần.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuẩn bị phương án đảm bảo đủ khả năng cách ly y tế từ 10.000 người trở lên, trong đó có Giao chỉ tiêu cụ thể về chuẩn bị cơ sở cách ly cho các huyện, thị xã, thành phố; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thực hiện giám sát công dân nhập cảnh vào tỉnh và thực hiện cách ly y tế theo quy định; Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an từ tỉnh đến thôn bản phối hợp với UBND các cấp giám sát công dân từ nước ngoài về và việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; Yêu cầu các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm hướng dẫn của y tế về phòng chống dịch ở cơ quan, công sở; Sở GD và Đạo tạo chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo ngừng tất cả các hoạt động dạy học.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các địa phương chủ động có các giải pháp cụ thể kiểm soát, hạn chế các nguy cơ lây lan dịch bệnh ở từng địa phương hướng dẫn các dịch vụ chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân về chủ động phòng chống dịch, tham gia ủng hộ, đóng góp để tăng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với đề xuất về đầu tư khẩn cấp thêm một dây chuyền xét nghiệm nhằm tăng cường khả năng xét nghiệm sàng lọc nguy cơ nhiễm covid-19 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch trong tình hình mới.

Theo Thời sự tối 27/3/2020


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.