ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Viện Bạch Mai có 2 "ổ dịch", khoa Thần kinh lây từ nguồn bên ngoài

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Đức Hùng, bệnh viện này hiện có 2 "ổ dịch" khác nhau. Bệnh nhân 162 nhiễm Covid-19 từ bên ngoài, sau đó lây cho các bệnh nhân điều trị ở khoa Thần kinh.

28/03/2020 10:37

Chiều ngày 28/3, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai được mời tham dự buổi họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội để thông tin cụ thể các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong bệnh viện.

Phát biểu tại cuộc họp, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hùng cho biết, hiện bệnh viện này có 2 “ổ dịch” khác nhau. Trong đó một “ổ dịch” liên quan đến 2 y tá của bệnh viện, còn “ổ dịch” thứ 2 liên quan đến 2 bệnh nhân (133, 161) và một người nhà vào Khoa Thần kinh (bệnh nhân 162).

Cụ thể, sau khi xác định bệnh nhân 133 (người Lai Châu) dương tính với Covid-19, Bệnh viên Bạch Mai đã xác định Khoa Thần kinh là “ổ dịch”. Bệnh viện đã phong tỏa khử trùng và tiến hành cách ly toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh viện này đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người liên quan tại đây.

 

Viện Bạch Mai có 2 “ổ dịch”, khoa Thần kinh lây từ nguồn bên ngoài - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh các nhân viên y tế túc trực tại cổng Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện kiểm tra y tế đối với người ra, vào (Ảnh: Nguyễn Trường).

Với bệnh nhân 162 (con dâu bệnh nhân 161, 88 tuổi), bác sĩ Nguyễn Đức Hùng cho biết, kết quả dương tính với Covid-19 yếu ớt. Do lượng virus trong cơ thể thấp nên thời gian lên dương tính chậm.

Do vậy, bệnh viện nghi ngờ bệnh nhân 162 có thể mới nhiễm hoặc đã nhiễm virus từ lâu, bắt đầu giai đoạn khỏi bệnh. “Từ đó chúng tôi cho làm định lượng kháng thể, và cho thấy thời gian nhiễm đã lâu”, ông Hùng nói.

Căn cứ vào kết quả đáp ứng miễn dịch với Covid-19 của bệnh nhân 162, bác sĩ Hùng cho biết, bệnh nhân này nhiễm bệnh trước khi vào Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai chăm sóc bệnh nhân 161.

“Như vậy, cô này đã nhiễm bệnh trong cộng đồng. Thời điểm lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân này cũng không có triệu chứng lâm sàng. Vì là có liên quan đến bệnh nhân trong bệnh viện mới cho xét nghiệm để sàng lọc”, ông Hùng cho hay.

Từ phân tích trên, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Đức Hùng cho rằng, cô con dâu (bệnh nhân 162) nhiễm trước và lây nhiễm cho mẹ chồng (bệnh nhân 161). Sau đó bệnh nhân 161 vào viện (ngày 17/3), tiếp xúc và lây nhiễm cho bênh nhân 133 (bệnh nhân người Lai Châu, ra viện ngày 22/3).

Với việc xác định Bệnh viện Bạch Mai có 2 “ổ dịch” khác nhau kể trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hùng cho rằng chưa thể khẳng định có lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Chỉ khi nào có kết quả xét nghiệm khoảng 5.000 người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong bệnh viện mới khẳng định được có ai nhiễm bệnh nữa hay không.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bệnh nhân 86 (điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai) đi du lịch từ phía Nam về và lây cho bệnh nhân 87, như vậy là lây chéo. Còn bệnh nhân 133 cũng lây bệnh trong Khoa Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai, như vậy cũng là lây chéo.

“Các anh bảo người con dâu (bệnh nhân 162) đem bệnh từ xã hội vào bệnh viện. Tôi thấy trong quá trình vận hành, viện Bạch Mai có nhiều khu chung như Khoa Xét nghiệm, Chụp chiếu hình ảnh và chung cả số sinh viên thực tập tại đây… Đây có phải điểm kết nối không?”, ông Chung đặt vấn đề.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ông đã trực tiếp gọi điện cho 2 điều dưỡng của bệnh viện nhiễm Covid-19 và được biết 2 bệnh nhân này có tiếp xúc gần với nhau. Ngoài ra, ca bệnh số 86 còn về nhà vào buổi tối và lây nhiễm sang cho con.

 

Viện Bạch Mai có 2 “ổ dịch”, khoa Thần kinh lây từ nguồn bên ngoài - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đồ họa: Ngọc Diệp

Quang Phong/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.