ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bộ Y tế hướng dẫn cách ly bệnh viện vì COVID-19

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh trong phòng, chống dịch COVID-19.

05/04/2020 10:18

Hướng dẫn này áp dụng khi tổ chức và thiết lập cách ly từ 1 khoa, phòng trở lên hoặc cách ly toàn bộ bệnh viện.

Mục đích của việc cách ly nhằm khoanh vùng, cách ly tại chỗ toàn bộ khu vực có ca bệnh xác định mắc COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh để dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các khu vực khác của cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.

Thời gian cách ly tối thiểu là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với ca bệnh cuối cùng tại khu vực cách ly và có hai lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Cách ly nhằm khoanh vùng, cách ly tại chỗ toàn bộ khu vực có ca bệnh xác định mắc COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh để dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các khu vực khác của cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.
Cách ly nhằm khoanh vùng, cách ly tại chỗ toàn bộ khu vực có ca bệnh xác định mắc COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh để dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các khu vực khác của cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.

Phân luồng cách ly

Theo hướng dẫn, khi phát hiện ca bệnh nhiễm COVID-19, cơ sở khám, chữa bệnh cần lập tức chuyển ca bệnh về khu cách ly hoặc buồng cách ly đã được thiết lập hoặc chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh được phép thu dung, điều trị COVID-19.

Đối với bệnh nhân nội trú và người chăm sóc bệnh nhân nặng không có nguy cơ mắc COVID-19, cần chuyển sang các khoa, phòng khác không có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Đối với bệnh nhân nội trú và người chăm sóc bệnh nhân nặng có nguy cơ mắc COVID-19 thì phải thực hiện cách ly tại chỗ.

Đối với cán bộ y tế, thực hiện cách ly ngay tại đơn vị để đảm bảo duy trì hoạt động khám, chữa bệnh. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh bố trí được khách sạn lưu trú ngoài thời gian làm việc cho cán bộ y tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020.

Với những trường hợp không có mặt tại cơ sở khám, chữa bệnh khi thiết lập vùng cách ly thì thông báo cho cá nhân đó để tư vấn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm, điều trị theo quy định.

Đối với người chăm sóc bệnh nhân, nếu tiếp xúc gần với ca bệnh, thực hiện cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế do Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia hoặc cấp tỉnh quyết định. Nếu tiếp xúc với người tiếp xúc gần, tự theo dõi sức  khỏe và cách ly tại nhà. Các trường hợp khác, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi cư trú và hạn chế đến nơi công cộng.

Cách ly toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh

Về quy mô, Bộ Y tế hướng dẫn, căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định. Cụ thể 3 cấp độ cách ly được tính toán gồm: 1- Quy mô khoa, phòng (khi phát hiện  tại khoa, phòng có từ một ca); 2- Quy mô liên khoa, phòng (khi ca bệnh tiếp xúc với người ở khoa, phòng khác liền kề hoặc trong cùng một khu vực); 3- Quy mô toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh (khi ca bệnh tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều khoa, phòng trong cơ sở khám, chữa bệnh hoặc không xác định được phạm vi và nguồn lây nhiễm).

Đối với quy mô toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nêu rõ, ngay sau khi ban hành quyết định cách ly toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị phải thực hiện ngay việc ngừng hoạt động của khu vực khám bệnh ngoại trú, điều chuyển người bệnh đang điều trị không có nguy cơ mắc COVID-19 sang các cơ sở khám, chữa bệnh khác trên địa bàn.

Trong trường hợp các cơ sở khám, chữa bệnh khác không đủ điều kiện để điều trị các trường hợp đặc thù như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và một số trường hợp đặc biệt khác thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia hoặc cấp tỉnh quyết định cho phép cơ sở khám, chữa bệnh đó tiếp tục được điều trị cho bệnh nhân, đồng thời, cơ sở phải xây dựng và thực hiện quy trình đảm bảo phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong quá trình vận chuyển bệnh nhân ra vào và điều trị hằng ngày.

Bên cạnh đó, thiết lập lại các khu vực chức năng của cơ sở khám, chữa bệnh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện việc cách ly, không làm lây lan dịch bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh và ra ngoài cộng đồng, duy trì hoạt động khám, chữa bệnh nội trú, tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân nặng (nếu là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến cuối và được Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho phép).

Bố trí trạm gác ở cổng hoặc các lối ra vào cơ sở khám, chữa bệnh. Trạm gác có bảo vệ trực 24/24 giờ do lực lượng công an và an ninh của cơ sở khám, chữa bệnh đảm nhiệm, tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ ra vào. Những người được phép ra vào phải đo thân nhiệt; bố trí điểm rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay…

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

10:44 , 21/04/2024

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạm vi chi trả Bảo hiểm y tế cho sàng lọc chẩn đoán sớm 6 bệnh là: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, đái tháo đường, cao huyết áp, viêm gan B, C. Trong đó, ưu tiên sớm hơn cho 2 bệnh ung thư.

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

18:41 , 19/04/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin.

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.