ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao?

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, phương tiện phòng hộ cá nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, khi thường xuyên phải tiếp xúc gần với nguồn lây nhiễm.

06/04/2020 07:55

 

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thông thường, phương tiện phòng hộ cá nhân của các nhân viên y tế  sẽ bao gồm:

-Áo quần phòng hộ: Được làm từ sợi tổng hợp có khả năng chống thấm, một số loại còn có khả năng ngăn không khí đi qua. Trang phục phòng hộ giúp cơ thể nhân viên y tế không bị phơi nhiễm trực tiếp với dịch cơ thể hoặc các vật mang khác có chứa SARS-CoV-2. Trang phục phòng hộ hầu hết là loại sử dụng một lần. Ngoài ra còn có ủng/bao giày.

- Găng tay: Găng tay của các nhân viên y tế được làm từ vật liệu có khả năng chống nước như cao su tự nhiên, nhựa PVC, Polyurethane.

- Mũ trùm đầu: Đảm bảo môi trường vô trùng ở khu vực làm việc. Bên cạnh đó, phương tiện này cũng giúp tóc và da đầu của nhân viên y tế không tiếp xúc với mầm bệnh.

 

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Khẩu trang N95: Giúp lọc các hạt bay trong không khí, có thể là giọt bắn, khí dung mang mầm bệnh. Ký hiệu N95 nghĩa là khẩu trang có thể loại 95% các hạt có đường kính từ 0,3 micron. Để dễ hình dung, virus corona có kích thước nằm trong khoảng 0,08-0,12 micron. Tuy nhiên, virus không bay lơ lửng trong không khí mà phải kèm theo vật mang, thường là giọt bắn từ người bệnh có kích thước từ 0,6-1000 micron.

- Kính phòng hộ và mặt nạ ngăn giọt bắn: Bảo vệ phần mặt của nhân viên y tế, đặc biệt là ngăn giọt bắn chứa virus tiếp xúc với niêm mạc mạc miệng, mũi, mắt, những khu vực mà virus dễ xâm nhiễm vào bên trong cơ thể.

 

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Có thể ví phương tiện phòng hộ của các nhân viên y tế như tấm lá chắn ngăn chặn mầm bệnh, trong trường hợp này là virus SARS-CoV-2, có trong máu, dịch cơ thể, dịch tiết hô hấp, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân. Việc thiếu đi bất kì phương tiện phòng hộ nào so với quy chuẩn đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế.

Con đường lây lan chính của virus SARS-CoV-2 chính là thông qua giọt bắn của người bệnh. Virus SARS-CoV-2 có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể một khi đã tiếp cận được niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các nhà khoa học tính toán rằng, chỉ với việc ho, hắt hơi cũng đã khiến giọt dịch hô hấp mang virus SARS-CoV-2 văng xa nhiều mét (phạm vi 2 mét là nguy hiểm nhất). Cùng với đó, virus trong giọt dịch vẫn còn lơ lửng trong không khí trong thời gian lên đến 10 phút. Thậm chí, một số chuyên gia cho rằng, mầm bệnh này cũng có thể phát tán chỉ với việc trò chuyện hay thở.

 

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Do đó, các phương tiện phòng hộ bảo vệ vùng mặt là rất quan trọng. Lấy ví dụ điển hình như khẩu trang, trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2009, khi những tình nguyện viên mắc bệnh cúm ho 5 lần vào đĩa petri trong lúc mang khẩu trang N95 thì không hề ghi nhận virus cúm ở trên đĩa, kết quả hoàn toàn ngược lại khi tháo chiếc khẩu trang ra. Một nghiên cứu được thực hiện trên 143 hộ gia đình tại thành phố Sydney, Úc cho thấy, những người thường xuyên mang khẩu trang y tế đã giảm nguy cơ mắc bệnh lây qua đường hô hấp từ 60-80%. Nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, khẩu trang y tế làm giảm lượng virus cúm xâm nhập vào cơ thể đến 6 lần.

 

Chống Covid-19: Phương tiện phòng hộ quan trọng với nhân viên y tế ra sao? - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một con đường lây lan khác của virus SARS-CoV-2 là do tay tiếp xúc với bề mặt có chứa mầm bệnh, sau đó vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng. Một số bằng chứng khoa học đã cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các bề mặt nhiều giờ đồng hồ. Đương nhiên, trong môi trường làm việc đặc thù của các nhân viên y tế, nguy cơ các bề mặt có virus SARS-CoV-2 là rất cao. Chính vì vậy, ngoài vùng mặt việc đảm bảo cho toàn bộ cơ thể của nhân viên y tế như áo quần, giày dép, vùng da hở không bị phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 cũng quan trọng không kém, đây chính là nhiệm vụ của áo quần phòng hộ, găng tay, mũ trùm đầu, bao giày… như đã đề cập ở trên.

Việc mặc hay cởi bỏ trang phục phòng hộ phải thực hiện tuần tự từng bước, được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cũng như hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh từ chính các các phương tiện này sau khi sử dụng.

Chung tay ủng hộ 20.000 khẩu trang, quần áo bảo hộ nơi tuyến đầu chống dịch

Để đẩy lùi đại dịch Covid – 19, với sự tin yêu của bạn đọc, báo Dân trí phát động chiến dịch 10 nghìn chiếc khẩu trang N95; 10 nghìn bộ quần áo bảo hộ dành tặng tuyến đầu phòng, chống dịch này.

Với tinh thần tương thân tương ái, trong lúc cả nước dồn toàn lực để đẩy lùi dịch bệnh Covid – 19, các trang thiết bị bảo hộ như khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ đang là nhu cầu cấp thiết của những người ở “điểm nóng” tuyến đầu chống dịch và chịu nhiều nguy cơ rủi ro, có thể bị lây nhiễm. Bên cạnh những chiến sĩ áo trắng của ngành y, còn có cả ngành lực lượng Công an, Quân đội, tình nguyện viên…

Những ngày qua, nhiều bạn đọc trên mọi miền tổ quốc bày tỏ mong muốn được đồng lòng, chung tay cùng báo Dân trí góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng dân tộc trong cuộc chiến chống “giặc” Covid – 19. Báo Dân trí sẽ là cầu nối nhanh nhất để tấm lòng thơm thảo của các bạn đến tận tay những người chiến sĩ nơi tuyến đầu đang ngày đêm hy sinh thầm lặng cho cuộc chiến chống “giặc” Covid – 19.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.