ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Người phụ nữ suýt chết vì đi đốt nương dưới trời nắng nóng

Đi đốt nương dưới thời tiết nắng gắt, lửa lan nhanh khiến người phụ nữ 49 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc nhiệt, nghi ngờ hôn mê do hít khói, ngộ độc khí CO.

22/05/2020 16:05

Theo gia đình, trước đó, bệnh nhân cùng chồng đi đốt nước trong lúc thời tiết nắng nóng cao điểm. Tuy nhiên, lửa lan nhanh, hai vợ chồng cố dập lửa thì bỗng dưng người vợ ngất đi. Gia đình lập tức đưa đi vào bệnh viện cấp cứu, sau đó chị được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

 

Người phụ nữ suýt chết vì đi đốt nương dưới trời nắng nóng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiệt, nghi ngờ hôn mê do hít khói, ngộ độc khí CO. Ảnh: Hạnh Hồng. 

Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm, bệnh nhân được chuyển từ y tế tuyến dưới lên cách đây 5 ngày trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, tụt huyết áp, tổn thương đa tang (gan, thận, tim...), bỏng vùng mắt…  Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiệt, nghi ngờ hôn mê do hít khói, ngộ độc khí CO.

Đến nay, bệnh nhân qua tình trạng nặng, các chức năng tim, gan, thận trở về bình thường, rối loại đông máu ổn định. Bệnh nhân tỉnh táo, tự sinh hoạt..

Theo TS Dũng, làm việc, đi lại ở ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt là thời điểm trưa và đầu giờ chiều dễ gây ra tình trạng say nắng, sốc nhiệt. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt, có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao. Lúc này con người sẽ rơi vào trạng thái chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức.

Thân nhiệt tăng cao cũng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh... Cùng với đó, khi bệnh nhân tăng thân nhiệt, ra mồ hôi đầm đìa, cơ thể bị mất nước, cộng thêm bị say nóng do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào đầu nếu không đội mũ hay đồ bảo hộ, nhiều yếu tố cộng hưởng dễ khiến bệnh nhân bị tổn thương đa cơ quan.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tránh hoạt động như tập thể dục, lao động... dưới trời nắng nóng, hạn chế ra ngoài trời, nhất là vào quãng thời gian 11-15h. Thay vào đó, nên chọn thời điểm nhiệt độ đã giảm bớt nắng, bớt nóng hoặc nơi râm mát để lao động, thể dục thể thao...

Khi ra đường hoặc hoạt động ngoài trời, cần trang bị đầy đủ vật dụng chống nắng như đội mũ rộng vành, đội nón, mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng mát, áo chống nắng, đeo khẩu trang... Ăn nhiều rau xanh và các loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu... Đặc biệt cần uống đủ nước hàng ngày (2-3 lít).

Biểu hiện sốc nhiệt là sốt cao trên 39-40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay và đưa đi cấp cứu.

Khi một người có dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa đến chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất), sau đó cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây...). Nếu người bệnh có tình trạng nặng như buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, gọi điện xe cấp cứu hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nhóm có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh lý mạn tính (bệnh tim mạch, gan, ung thư…), những người lao động ngoài trời (công nhân, nông dân, vận động viên thể thao...).

Hà An/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.