Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 862/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu.
![]() |
Tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hậu cho các nhóm đối tượng - Ảnh minh họa |
Nội dung công điện như sau:
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6/2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể:
- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
- Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng, nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
2. Trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh của từng địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh; Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các tỉnh.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, chính quyền địa phương tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu để người dân tích cực, chủ động thực hiện, khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
5. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế./.
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.