ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những "hiểm họa" khi dùng bao cao su tái chế

Hơn 300.000 chiếc bao cao su đã qua sử dụng "hô biến" thành bao cao su mới, khiến cộng đồng hoang mang. Bác sĩ cảnh báo, người sử dụng phải loại bao cao su này có nguy cơ nhiễm bệnh, mang thai.

24/09/2020 07:53

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, mang thai ngoài ý muốn

Bất ngờ kiểm tra khu nhà trọ tại tổ 4, Đường DX12, khu phố Hóa Nhựt, phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cơ quan chức năng phát hiện 360kg, tương đương 300.000 chiếc bao cao su đã qua sử dụng đang được gia công thành bao cao su mới.  

Người trực tiếp thực hiện công việc trên là Phạm Thị Thanh Ngọc (33 tuổi, quê Nghệ An) khai nhận, trung bình mỗi tháng một lần sẽ nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người không rõ địa chỉ để súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới và giao hàng đã gia công cùng ngày với nhận hàng gia công lô hàng khác.

 

Những “hiểm họa” khi dùng bao cao su tái chế  - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bao cao su tái chế bị cơ quan chức năng phát hiện tại Bình Dương

BS.CK2 Bùi Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết việc tái sử dụng bao cao su có thể làm lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Bao cao su có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn nhưng công dụng trên chỉ phát huy khi được sử dụng đúng cách.

Theo phân tích của BS Mạnh Hà bao cao su được sản xuất chỉ sử dụng một lần với sự kiểm soát về độ bền, độ đàn hồi, kích thước, chất bôi trơn và vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ. Bao cao su phải đảm bảo đạt chất lượng và tuyệt đối không được tái sử dụng.

Khi tái sử dụng bao cao su sẽ không đảm bảo được 2 mục đích: phòng ngừa lây các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Lý do vì quá trình tẩy rửa, tái chế bằng hóa chất, bao cao su dễ bị giảm chất lượng đàn hồi, dễ bị thủng, rách dẫn.

Sử dụng bao cao su đúng cách

Người sử dụng bao cao su tái chế sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như: HIV, HPV, viêm gan siêu vi B, giang mai, lậu, sùi mào gà, Chlamydia, nhiễm vi nấm Candida… Mặt khác, khi tái chế người gia công sẽ sử dụng chất bôi trơn chất lượng kém, không rõ nguồn gốc dễ gây dị ứng cho người tiếp xúc.

Theo thống kê sơ bộ, mỗi tháng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu tiếp nhận và điều trị cho hơn 5.000 ca khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cao điểm có những ngày khoa tiếp nhận hơn 300 ca. 

 

Những “hiểm họa” khi dùng bao cao su tái chế  - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bao cao su là giải pháp hỗ trợ tránh thai, phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng không thể bảo vệ tuyệt đối cho các cặp bạn tình (ảnh: minh họa)

BS Mạnh Hà khuyến cáo các cặp vợ chồng và các cặp bạn tình luôn sử dụng bao cao su mới cho mỗi lần quan hệ, tuyệt đối không tái sử dụng và cần dùng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên chú ý lựa chọn kích thước bao cao su phù hợp, mỗi lần quan hệ không nên dùng một lúc hai bao.

Để có độ bền tốt nhất, bao cao su cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay hóa chất làm giảm chất lượng bao, hạn chế bỏ vào ví hay túi xách tạo điều kiện ma sát làm rách bao.

Để tránh sử dụng phải hàng giả, hàng tái chế, hàng kém chất lượng, cần kiểm tra kỹ bao bì và hạn sử dụng của sản phẩm và phải chắc chắn bao không bị thủng, rách trước khi mang. Người dùng cần xé bao cẩn thận để tránh làm rách bao.

Ngoài ra, không sử dụng các sản phẩm gốc dầu như kem dưỡng da, dầu trẻ em, dầu ăn làm chất bôi trơn vì chúng có thể làm bao cao su dễ rách, thủng.

Vân Sơn/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.