ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Từ vụ bé Hà Nội tự tử, cần biết 10 dấu hiệu trầm cảm sớm ở trẻ

Có tới gần 30% trẻ bị rối loạn tâm thần, nếu không phát hiện sớm, trẻ có thể tự gây thương tích và cố gắng tự tử.

30/11/2020 10:12

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé gái 12 tuổi ở Hà Nội thắt cổ tự tử tại nhà, đến viện trong tình trạng nguy kịch, sau đó tử vong. Nguyên nhân do trầm cảm đã lâu nhưng không ai biết.

Trước đó tại Quảng Nam cũng ghi nhận trường hợp nữ sinh 18 tuổi thắt cổ tử vong sau khi biết điểm chuẩn đại học. Đây thực sự là hồi chuông báo động để cha mẹ và nhà trường quan tâm hơn đến các rối loạn tâm thần ở trẻ tuổi học đường.

Trẻ thành thị bị rối loạn tâm thần nhiều hơn

Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu, stress, rối loạn hành vi, 50% khởi phát ở độ tuổi 14.

Trong đó, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở nhóm 15-19 tuổi.

TS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu, cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần ở nhóm trẻ em và vị thành niên dao động từ 8-29%. Đây là nhóm tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường.

Từ vụ bé Hà Nội tự tử, cần biết 10 dấu hiệu trầm cảm sớm ở trẻ

TS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương

Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý chiếm 14,1%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử 9,2%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 tuổi (50% là trẻ dưới 16 tuổi).

Điểm đặc biệt, tỉ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ thành thị cao hơn các khu vực khác. Nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần Mai Hương năm 2009 với gần 22.000 trẻ ở Hà Nội, tỉ lệ chung là 20%; nghiên cứu năm 2016 cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ Hà Nội là 33,6%.

Mới nhất, năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành một cuộc khảo sát về rối loạn tâm thần với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên.

Kết quả cho thấy, tỉ lệ trầm cảm ở Hà Nội, Hưng Yên tương ứng 31,3% và 18,6%. Các trẻ mắc chứng lo âu tại Hà Nội chiếm 42,6%, ở Hưng Yên là 36,5%. Trẻ stress tại Hà Nội là 38,8%, Hưng Yên 21,8%.

“Chúng tôi đánh giá ở các khu đô thị lớn, tỉ lệ rối loạn tâm thần có xu hướng cao hơn các tỉnh, thành khác. Trẻ nữ có tỉ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỉ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp”, TS Loan chia sẻ.

Qua từng năm, số trẻ tìm gặp bác sĩ để can thiệp tâm lý ngày càng tăng, song hầu hết đều đến ở giai đoạn giữa và muộn. Các trường hợp này cũng phần lớn được cô giáo phát hiện, do bố mẹ bận rộn không đủ thời gian quan tâm, tâm sự với con hoặc không đủ kiến thức để nhận biết những thay đổi của con.

Đáng lưu ý, hầu hết bố mẹ đưa con đến đều nói các bé không có vấn đề gì nghiêm trọng, nghĩ con phản ứng thái quá hoặc do tâm lý tuổi dậy thì. Tuy nhiên khi làm việc riêng, trẻ bộc lộ nhiều tâm sự như yêu đơn phương nhưng không dám nói, bố mẹ hay chì chiết, mắng mỏ, áp đặt, so sánh với các bạn khác, bố mẹ quá nghiêm khắc, bố mẹ không quan tâm… Nhiều trẻ chia sẻ đã có ý định tự tử.

Theo TS Loan, thời gian từ khi trẻ có những triệu chứng khởi phát về rối loạn tâm thần đến khi được bố mẹ hoặc nhà trường phát hiện thường vài năm, cá biệt có trường hợp tới 8 năm, khi đó đã ở giai đoạn nặng, điều trị khó khăn.

Dấu hiệu phát hiện sớm 

TS Loan cho biết, ở tuổi học đường, các rối loạn tâm thần thường đến từ gia đình, áp lực học tập, môi trường học đường… Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất và tinh thần.

Trẻ bị rối loạn tâm thần thường suy yếu sức khoẻ, tinh thần suy sụp, hạn chế cơ hội có cuộc sống trọn vẹn khi trưởng thành; thành tích học tập kém, không có khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi…

Hay gặp nhất là rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ bị rối loạn lo âu thường trải qua những nỗi sợ hãi, lo lắng dai dẳng làm gián đoạn khả năng tham gia vào các trò chơi, trường học hoặc các tình huống xã hội.

Từ vụ bé Hà Nội tự tử, cần biết 10 dấu hiệu trầm cảm sớm ở trẻ

Rối loạn tâm thần ở trẻ thường diễn ra nhiều năm, do đó cha mẹ, nhà trường cần lưu tâm để phát hiện sớm 

Một số trẻ có biểu hiện miễn cưỡng rời xa cha mẹ, dẫn đến từ chối đến trường, quá rụt rè với người lạ, đôi khi thể hiện ra thực thể như đau đầu, đau bụng.

Trong khi đó, rối loạn tăng động giảm chú ý khiến trẻ gặp khó khăn trong kiểm soát hành vi, thường hiếu động thái quá, hành vi bốc đồng. Trẻ cũng dễ xao nhãng và không tổ chức được công việc, bài vở, thường quên hoàn thành bài tập về nhà cũng như khó phối hợp trong thể thao.

Dù vấn đề rối loạn tâm thần tuổi học đường khá nghiêm trọng, song hiện nay chưa có nhiều cơ sở giáo dục quan tâm đến vấn đề này.

Vì vậy, TS Loan cho rằng, gia đình, nhà trường cần quan tâm đến 10 dấu hiệu tâm sinh lý bất thường của trẻ để sớm phát hiện, điều trị giúp các em vượt qua các rối loạn:

Thứ nhất, trẻ có dấu hiệu thay đổi tâm trạng như cảm giác buồn bã, thu mình, không muốn tiếp xúc.

Thứ hai, có cảm xúc mãnh liệt như sợ hãi bao trùm, tức giận bộc phát, lo lắng tột độ.

Thứ ba, thay đổi hành vi như mất kiểm soát, thường xuyên đánh nhau, sử dụng vũ khí…

Thứ tư, khó tập trung, học hành sa sút, thay đổi kết quả học tập.

Thứ năm, trốn học.

Thứ sáu, rút lui hoặc tránh các tương tác xã hội.

Thứ bảy, lạm dụng chất kích thích, sử dụng hoặc lạm dụng rượu, ma túy

Thứ tám, thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn

Thứ chín, có các triệu chứng thể chất như đau đầu thường xuyên hoặc đau bụng

Thứ mười, tự gây thương tích, tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử.

Ngay khi phát hiện trẻ có những bất thường nói trên, cha mẹ hoặc nhà trường cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ tâm lý để xác định nhằm tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hiến máu định kỳ có lợi cho sức khoẻ

Hiến máu định kỳ có lợi cho sức khoẻ

10:47 , 21/04/2024

Hiến máu cứu người là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng; thể hiện sâu sắc truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại ngần việc hiến máu có thể gây tổn hại sức khỏe. Về vấn đề này, các bác sĩ cho biết, hiến máu định kỳ sẽ có lợi cho sức khoẻ của người hiến máu.

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả cho sàng lọc chẩn đoán sớm đối với 6 bệnh

10:44 , 21/04/2024

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạm vi chi trả Bảo hiểm y tế cho sàng lọc chẩn đoán sớm 6 bệnh là: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, đái tháo đường, cao huyết áp, viêm gan B, C. Trong đó, ưu tiên sớm hơn cho 2 bệnh ung thư.

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

18:41 , 19/04/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin.

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.