ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Whitmore bùng phát tại miền Trung: Đi khám ngay nếu có các triệu chứng này

Trong trường hợp Whitmore bị bỏ sót hoặc điều trị nhầm theo hướng nhiễm trùng thông thường, bệnh có thể tiến triển kéo dài, dai dẳng và gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

21/11/2020 07:54

Tỷ lệ tử vong do Whitmore lên đến 40% nếu phát hiện muộn

Sau những đợt bão lũ kéo dài, tại các tỉnh thành miền Trung ghi nhận số ca bệnh Whitmore tăng vọt. Whitmore thường gây nên các tổn thương nặng nề trên cơ thể bệnh nhân, việc điều trị khó khăn đã dẫn đến tâm lý hoang mang trong cộng đồng.

 

Whitmore bùng phát tại miền Trung: Đi khám ngay nếu có các triệu chứng này - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bệnh Whitmore thường gặp nhất vào mùa mưa và ở các nơi nguồn nước bị ô nhiễm như khu vực ngập lụt

Lý giải về nguyên nhân bệnh Whitmore bùng phát mạnh ở vùng chịu tác động của mưa lũ, Ths.Bs Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cơ sở Đông Anh nói: “Vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây bệnh Whitmore sống trên bề mặt nước, và trong đất, đặc biệt là bùn đất. Vi khuẩn này lây sang người thông qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp, khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn. Vì vậy, bệnh thường gặp nhất vào mùa mưa và ở các nơi nguồn nước bị ô nhiễm như khu vực ngập lụt”.

 

Whitmore bùng phát tại miền Trung: Đi khám ngay nếu có các triệu chứng này - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bệnh nhân Whitmore điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế 

Theo BS Ninh, Whitmore là một bệnh lý nhiễm trùng khá nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến Whitmore thường được người dân gọi với cái tên “ăn thịt người”.

Bệnh nhân Whitmore phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng như: viêm loét hay khối áp xe ngoài da, hoại tử cánh mũi; nhiễm trùng máu, các ổ áp xe ở gan, lách…

 

Whitmore bùng phát tại miền Trung: Đi khám ngay nếu có các triệu chứng này - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Dạng tổn thương điển hình của bệnh Whitmore là gây viêm, hoại tử sau đó hình thành ổ áp xe

“Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, dùng đúng thuốc thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 40%”, BS Ninh nhấn mạnh.

 Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore

Một nguyên nhân khác khiến Whitmore trở nên nguy hiểm, theo BS Ninh, chính là việc dấu hiệu ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện.

Lấy ví dụ, ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ sốt hoặc viêm tuyến nước bọt mang tai, đây là triệu chứng thường gặp ở ca bệnh trẻ em và rất dễ bị nhầm với quai bị. Một số trường hợp lại chỉ xuất hiện viêm da và người dân thường chủ quan nghĩ là nhiễm trùng đơn giản nên không đi điều trị, hoặc tự đắp thuốc nam.

 

Whitmore bùng phát tại miền Trung: Đi khám ngay nếu có các triệu chứng này - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bệnh nhi bị áp xe tuyến mang tai do Whitmore được điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế

Thực tế tại Bệnh viện Trung ương Huế, các bệnh nhân Whitmore nhập viện chủ yếu đều ở giai đoạn muộn của bệnh. Lúc này đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng..., điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, BS Ninh khuyến cáo, người dân cần phải đặc biệt chú ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore ở giai đoạn đầu.

Cụ thể, người mắc bệnh Whitmore thường sẽ có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật, triệu chứng viêm phổi (ho, khó thở, đau ngực), nhiễm trùng trên da với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe.

Nếu có các triệu chứng này, người dân nên đi khám ngay khi có thể để được làm xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Chuyên gia cũng khuyến cáo, phòng bệnh là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Cần hạn chế tiếp xúc với những môi trường mà mầm bệnh thường trú ngụ. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc thì cần chú ý đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động như đi ủng, đeo găng, băng bó các vết thương hở, bởi đây là con đường để Whitmore xâm nhập vào. Sau khi tiếp xúc cần sát khuẩn chân tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.