Lào Cai: Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người bị HIV
HĐND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV điều trị tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
Theo Nghị quyết trên, từ ngày 1/1/2021 tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT đối với người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 9, Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ; người nhiễm HIV đang là học sinh, sinh viên (trừ những đối tượng đã được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT); người nhiễm HIV thuộchộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo Quyết định 59 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết này cũng quy định hỗ 100% chi phí sử dụng thuốc kháng virus HIV đối với người nhiễm HIV điều trị tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nghị quyết cũng nêu rõ quy định việc hỗ trợ trong việc mua thẻ BHYT và chi phí sử dụng thuốc kháng virus HIV là người bệnh nhiễm HIV cần phải đáp ứng đủ các điều kiện như có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, được cơ quan thẩm quyền xác nhận nhiễm HIV.
Ngoài ra, để nhận hỗ trợ về kinh phí sử dụng thuốc kháng virus HIV khi điều trị tại các cơ sở công lập, người bệnh cần có thẻ BHYT điều trị đúng tuyến.
Theo thông tin của Sở y tế tỉnh Lào Cai, tính đến 30/9, toàn tỉnh có 3172 người nhiễm HIV, trong đó có 1628 người nhiễm HIV đang còn sống, 1049 bệnh nhân AIDS còn sống và có 1544 người nhiễm HIV đã tử vong.
Tất cả 9 huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Lào Cai và 82,2% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có người nhiễm HIV.
Việc hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm và chi phí sử dụng thuốc kháng virus sẽ giúp người bệnh nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh được điều trị thuận lợi, tránh tình trạng người bệnh bỏ điều trị làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Phạm Ngọc Triển / Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Cảnh báo nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
Theo Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Đây được xem là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngành y tế
Ngày 19/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở năm 2024 và đối thoại doanh nghiệp.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.