ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt

Yến quyết định theo ngành giáo dục đặc biệt trước sự bất ngờ và phản đối của gia đình. Thế nhưng với quyết tâm và tấm lòng của mình, cô đã theo đuổi nghề và gắn bó với trẻ chuyên biệt gần 10 năm qua.

27/02/2021 10:54

 Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến (SN 1987), hiện là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm, nằm tại Phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới (Quảng Bình).

Trung tâm này là nơi sinh hoạt, học tập của những học sinh không may mắc chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, down, khó học, bại não...

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cô giáo Ngọc Yến cùng các em nhỏ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm. Đây là những học sinh không may mắc chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, down, khó học, bại não...

Cô Yến cho biết mình sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo của xã biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới. Yến tự nhủ bản thân phải nỗ lực học tập với mong muốn có tương lai tươi sáng hơn.

Trong suy nghĩ của cô gái trẻ lúc ấy cũng thật nhiều ước mơ. Nhưng chẳng ai ngờ, cô học sinh chuyên Văn lại lựa chọn theo học ngành Sư phạm giáo dục đặc biệt, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Quyết định bất ngờ ấy vấp phải sự phản đối từ người thân và bạn bè. Nhất là mẹ của Yến, thương con, bà mong con theo con đường mà bà cho là tươi sáng hơn. Nhưng với quyết tâm, cô gái mạnh mẽ vẫn theo ngành học mình đã chọn.

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cô Yến luôn nỗ lực từng ngày, dồn tâm huyết để tìm tòi những phương án giáo dục tốt và hiệu quả nhất để giúp những đứa trẻ chuyên biệt sớm hòa nhập vào cộng đồng.

Chia sẻ về quyết định của mình, Ngọc Yến cho biết, cạnh nhà có em nhỏ bị khiếm khuyết về thính lực và không thể nói, nhưng khi được đi học tại trung tâm dành cho trẻ khuyết tật thì tình trạng đỡ hơn và có thể dần hòa nhập vào cuộc sống. Do đó cô đã quyết định theo học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt, muốn góp một phần sức lực nhỏ bé cho những trẻ em khiếm khuyết.

"Hồi đó gia đình cứ suy nghĩ mình còn trẻ, bồng bột mới quyết định như vậy. Mẹ còn nói dạy trẻ bình thường đã vất vả, trẻ khiếm khuyết càng gian nan hơn, mẹ khuyên nên chọn ngành học khác cho dễ có việc làm, đỡ cực. Thế nhưng như cái duyên với trẻ khiếm khuyết, trong tâm mình cứ hướng đến công việc đó", cô Yến tâm sự.

Tốt nghiệp ra trường, Ngọc Yến làm việc tại TP. Hồ Chí Minh một thời gian rồi trở về quê, cùng người thân thành lập trung tâm dạy những đứa trẻ chuyên biệt, thực hiện tâm nguyện ấp ủ bấy lâu. Và cũng từ đó, Yến đã có gần 10 năm gắn bó với trẻ chuyên biệt, với nhiều chuyện vui buồn.

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trẻ chuyên biệt mỗi em sẽ có một triệu chứng riêng nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kỹ năng cùng tình yêu con trẻ.

Cô Ngọc Yến tâm sự, cái khó của nghề này là dạy cho các cháu những kỹ năng đơn giản nhất mà phần lớn bạn đồng trang lứa đều biết. Trẻ chuyên biệt mỗi em sẽ có một triệu chứng riêng nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kỹ năng cùng tình yêu con trẻ.

Tùy theo mức độ nhận thức của trẻ mà phân ra các cấp độ lớp, sẽ có những giáo án riêng biệt nhằm khắc phục khiếm khuyết, phát huy các thế mạnh riêng của mỗi trẻ. Ngoài học các kỹ năng, các cháu còn được vật lý trị liệu, tập yoga hỗ trợ phần nhiều vào quá trình điều trị.

Nữ giáo viên này cho biết trung tâm của mình là nơi hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ chuyên biệt nên ngoài việc học ở trung tâm thì không nên tách rời trẻ chuyên biệt với cộng đồng. Vì vậy, sau các tiết học ở trung tâm, các em đủ tuổi thực và tuổi trí tuệ vẫn được đến trường học cùng các bạn đồng trang lứa.

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngoài học các kỹ năng, các cháu còn được vật lý trị liệu, tập yoga hỗ trợ phần nhiều vào quá trình điều trị.

Với mong muốn "dùng trí tuệ phục vụ tâm của mình, dùng cái tâm của mình mang lại trí tuệ cho trẻ", sau gần 8 năm hoạt động, trung tâm đã giúp đỡ hơn 100 trẻ chuyên biệt hòa nhập với cộng đồng.

Trung tâm hiện có 31 giáo viên, công nhân viên đang hỗ trợ, dạy dỗ gần 100 trẻ chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tại hai điểm trường là TP. Đồng Hới và thị xã Ba Đồn. Tập thể cán bộ, giáo viên của trung tâm luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau những lúc khó khăn, sẻ chia cho nhau những kinh nghiệm, vui buồn.

 "Trước đây, nhiều người còn chưa nhìn nhận đúng về trẻ chuyên biệt, một số người còn có cái nhìn kỳ thị với trẻ và giáo viên. Các phụ huynh thường có tâm lý dấu diếm khi có con phát triển không bình thường.

Nhưng hiện tại những vấn đề đó đã được thay đổi theo hướng tốt, bởi việc giáo dục trẻ chuyên biệt không chỉ phụ thuộc vào giáo viên tại trung tâm mà còn phải nỗ lực từ phía gia đình và xã hội", cô Yến cho biết thêm.

 

Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trung tâm Trí Tâm hiện có 31 giáo viên, công nhân viên đang hỗ trợ, dạy dỗ gần 100 trẻ chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Cũng theo cô Yến,  trẻ chuyên biệt nếu được phát hiện càng sớm càng tốt, khi đó các biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp các con sớm hòa nhập vào cộng đồng. Nhiều trường hợp gia đình đưa các cháu đến trung tâm khi tuổi thực đã lớn mà tuổi trí tuệ còn nhỏ khiến việc dạy và kết quả dạy không được như ý.

Với tình yêu cho trẻ chuyên biệt, cô Yến còn mang trong mình nhiều trăn trở, cô mong muốn nhận thức của xã hội về những vấn đề của trẻ chuyên biệt sẽ được nâng cao. Sẽ có nhiều người hơn đóng góp vào công tác giáo dục cho những đứa trẻ không may mắn này.

Tiến Thành/ Dân trí 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.