ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Hết dịch chúng tôi sẽ về"

Sau một năm cả nước đồng lòng chống dịch COVID-19 thành công, đợt dịch thứ 3 trở lại và các lực lượng lại sẵn sàng "lao" vào chống dịch trong tình hình mới.

27/02/2021 11:11

Ở tuyến đầu chống dịch cam go, các “chiến sĩ áo trắng” đã qua cái Tết thứ 2 xa nhà, gác lại những giây phút sum vầy cùng gia đình để đi vào tâm dịch. Giữ vững từ phòng tuyến đầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, với những biến chủng virus nguy hiểm, lây lan nhanh… là một trong những chiến lược hàng đầu trong cuộc chiến chống dịch. 

Những “chiến sĩ áo trắng” luôn sẵn sàng như vậy, để lên đường bất cứ lúc nào. Kể cả khi có thể trở về thì lựa chọn của họ vẫn là ở lại tuyến đầu, để không chỉ góp phần công sức vào cuộc chiến chống dịch mà còn tạo niềm tin, sức mạnh tinh thần để tất cả các lực lượng và người dân đồng lòng, đoàn kết trong cuộc chiến này.

“Mẹ đi bắt con virus, khi nào bắt được mẹ về với con” - đây là lời động viên gửi con gái chưa đầy 3 tuổi của chị Trần Thị Dung - cán bộ của BV Bạch Mai được tăng cường và phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương - vùng tâm dịch đến nay vẫn đang diễn biến phức tạp.

Nhận quyết định chi viện cấp tốc cho TP Chí Linh, Hải Dương, chị Dung cùng đoàn y bác sĩ và nhân viên của BV Bạch Mai đã gác lại mọi việc, những chăm lo ngày Tết cho gia đình để lên đường đi vào tâm dịch COVID-19: “Tết năm nay thật đặc biệt và tôi sẽ không bao giờ quên” - chị Dung chia sẻ.

Sau khi xuống Hải Dương, chị Dung và đoàn công tác nhanh chóng tiến vào “điểm nóng” Chí Linh để khảo sát tình hình. Vì là bệnh viện hạng 2 nên công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở đây vô cùng thiếu thốn, lúc này chị Dung và đoàn công tác nhận được chỉ đạo ở lại Hải Dương để rà soát, tư vấn hỗ trợ cho 2 bệnh viện dã chiến. 26 Tết, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai họp báo cáo tình hình để phân bổ lại lực lượng hỗ trợ cho các điểm nóng khác.

Nhớ lại giây phút quyết định “đi hay ở”, chị Dung kể: “Tôi cảm thấy không yên tâm nếu tôi về Hà Nội, bởi lẽ ở đây nhân lực mỏng, hầu hết từ các bệnh viện khác sang hỗ trợ, nếu không trực tiếp giám sát, tôi không thể chắc chắn rằng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn liệu có hiệu quả hay không. Hơn nữa, trong bệnh viện còn có quá nhiều khu vực điều trị, bao gồm cả hồi sức và cấp cứu, trong khi nhân lực giám sát chỉ có 2 người chạy đi chạy lại không xuể”. 

Chị Trần Thị Dung - cán bộ của BV Bạch Mai được tăng cường và phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương.
Chị Trần Thị Dung - cán bộ của BV Bạch Mai được tăng cường và phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương.

Chị Dung đã quyết tâm ở lại Bệnh viện Dã chiến 2, xem Bệnh viện làm được những gì và cần giúp những gì. Ít nhất cho tới khi không có bệnh nhân nào phải chuyển lên khoa hồi sức tích cực thì mới có thể phần nào yên tâm.

Sự hy sinh, những nỗ lực chống dịch của tất cả các lực lượng tại Chí Linh, Hải Dương đã được đền đáp. Ngày 30 Tết, 30 bệnh nhân tại đây được công bố khỏi bệnh, chiếm 1/5 số bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Đến ngày 25/2, khoảng 200 bệnh nhân tại Hải Dương đã được điều trị khỏi, trong đó, có ngày có tới 90 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Đã gần 10 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương (từ ngày 16/2) và những ngày gần đây, số ca mắc mới đã có dấu hiệu giảm (trung bình 9 ca/ngày); hầu hết các trường hợp này là F1 và đã được cách ly tập trung từ trước. Số ca dương tính giảm rõ rệt trong khu cách ly và khu phong tỏa.

Đợt dịch thứ 3 hiện nay được đánh giá là kéo dài và cam go nhất, nhất là tại “điểm nóng” Hải Dương. Ở nơi tâm dịch vẫn là tinh thần quyết tâm, sự lạc quan tin tưởng, cống hiến hết mình của các thầy thuốc, cán bộ y tế.

Bác sĩ trẻ Đỗ Thị Băng Ngân (khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Quảng Ninh) và người yêu công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, đã ba lần phải gác lại đám cưới để xung phong vào khu cách ly điều trị cho bệnh nhân COVID-19. BS Ngân chia sẻ, lần thứ 3 chuẩn bị đám cưới đúng vào đợt dịch thứ ba tại Hải Dương và Quảng Ninh… Lại một lần nữa, cả hai hoãn đám cưới, cùng nhau tham gia chống dịch. 

Ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành Y tế trong trận chiến chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long xúc động bày tỏ: “Trong thời gian qua, ngành Y tế được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao và ghi nhận thành công trong chống dịch, các thầy thuốc được nhân dân yêu mến gọi là những “chiến sĩ áo trắng”. Trong cuộc chiến với COVID-19, đã ghi nhận những tấm gương thầy thuốc tiêu biểu, xả thân trong nhiều điểm nóng dịch, từ Sơn Lôi, Hạ Lôi đến Bình Thuận, Đà Nẵng, rồi lại sẵn sàng đón Tết trong các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương... Thật đáng tự hào khi ngành Y tế vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa phòng chống dịch tốt lại vừa làm công tác điều trị tốt, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng…”

Có mặt tại tất cả các “điểm nóng” từ Đà Nẵng đến TP.HCM và Hải Dương, hình ảnh Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn giơ cánh tay nắm chặt thể hiện sự quyết tâm là nguồn động viên to lớn với các cán bộ y tế: “Không chỉ tôi mà là chúng tôi, bao gồm tất cả các thầy thuốc đều có nguyện vọng muốn ở lại các “điểm nóng” tham gia công tác phòng chống dịch cho đến khi hết dịch. Đây là nghĩa vụ và cũng là mong muốn hết sức bình thường của người thầy thuốc”.

Thiên Bình/VOV.VN
Tổng hợp

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.