ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Người cao tuổi không tự ý uống thuốc sau tiêm vaccine Covid-19

Có không ít trường hợp người cao tuổi nghĩ sau tiêm vaccine huyết áp tăng nên đã uống dự phòng thuốc tăng huyết áp. Việc tự uống thuốc này có thể gây ra phản ứng tụt huyết áp rất nguy hiểm.

26/10/2021 14:55

 

Câu hỏi: Mẹ tôi năm nay 75 tuổi và chuẩn bị đi tiêm vaccine mũi đầu tiên. Mẹ tôi có cần lưu ý hay sử dụng thuốc gì sau tiêm hay không?

Trả lời:

PGS, TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

Sau tiêm vaccine phòng Covid-19, người cao tuổi có thể gặp những triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Thông thường các phản ứng sau tiêm vaccine sẽ xuất hiện sau 6-12 giờ. Người cao tuổi sẽ có cảm giác hơn mệt mỏi, nhức đầu nhẹ, sốt (từ nhẹ tới cao). 

Sau tiêm phản ứng sốt là rất thông thường. Nếu sốt 38 độ thì không cần dùng thuốc. Trường hợp sốt trên 38 độ có thể chườm mát; sốt trên 38,5 độ có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều 500 mg (1 - 2 viên/lần) và 4-6 tiếng nếu còn sốt có thể uống lại. Nếu mệt mỏi sau tiêm người cao tuổi không nên tập luyện; Không làm các việc nặng, giảm bớt cường độ tập luyện thể thao; Không làm những việc đột xuất, thí dụ như đi ra ngoài trời khi đang thay đổi thời tiết…

Trường hợp gặp sốc phản vệ ở người cao tuổi tỷ lệ rất thấp. Các trường hợp gặp sốc phản vệ thường xảy ra ở người cơ địa dị ứng. Do vậy, với người có tiền sử dị ứng với bất cứ loại gì trước đó, thời tiết, thức ăn, mỹ phẩm… khi tiêm cần khai đầy đủ với bác sĩ. Đối với các trường hợp này bác sĩ sẽ khám sàng lọc kỹ và chuẩn bị các phương án xử lý nếu xảy ra sau 30 phút theo dõi tại điểm tiêm.

Một số phản ứng ít nghiêm trọng hơn có thể gặp đó là các phản ứng trên da: nổi mẩn, sưng đau tại vị trí tiêm. Tuyệt đối không chườm, đắp có thể gây nhiễm trùng. Các triệu chứng này sẽ hết sau từ 2-3 ngày. Nếu trường hợp có ngứa nhiều nên gọi điện tư vấn bác sĩ để được kê thuốc bôi trên da để dịu phản ứng ở điểm tiêm.

Một điều rất quan trọng đối với người cao tuổi cần phải nhớ sau tiêm, đó là uống đủ nước. Vì người cao tuổi thường quên uống nước do không có cảm giác khát. Do vậy, nếu người cao tuổi đợi khát mới uống nước sẽ dễ rơi vào tình trạng mất nước.

Trong trường hợp người cao tuổi sau tiêm kèm sốt sẽ mất và thiếu nước, nếu không uống đủ nước thì mất nước sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, người cao tuổi nên chủ động uống nhiều nước, nước hoa quả, sữa… Một số loại nước cần tránh uống như trà đặc sẽ làm nhịp tim tăng lên gây thổn thức khó chịu.

Ngoài ra, có một số phản ứng nguy cấp khác có thể gặp đối với người cao tuổi nhưng không có liên quan tới vaccine như ở một số người có bệnh lý tiềm ẩn trước đó, tiêm vaccine có thể là một yếu tố thúc đẩy, kích thích.

Thí dụ, người cao tuổi có đái tháo đường, lo lắng quá ăn nhiều, uống nhiều nước có đường cao gây tăng đường huyết khiến cho mệt mỏi hơn. Hay có trường hợp tự nghĩ sau tiêm vaccine huyết áp tăng nên đã uống dự phòng thuốc tăng huyết áp. Việc tự uống thuốc này có thể gây ra phản ứng tụt huyết áp rất nguy hiểm.

Nếu sau tiêm vaccine thấy xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực bên trái tồn tại dai dẳng đã uống thuốc điều trị không thuyên giảm, đau đầu kéo dài dùng thuốc giảm đau không hiệu quả và có thêm các triệu chứng tê bì, tay chân.... cần phải nhanh chóng được đưa tới các cơ sở y tế để loại trừ các triệu chứng cấp tính nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Báo Nhân dân


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.