ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

3 điểm quan trọng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 đợt 4

Tại Hội nghị sơ kết công tác điều trị COVID-19 được tổ chức trực tuyến tới hơn 700 điểm cầu trên cả nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - người "cắm chốt" tại địa bàn nóng nhất trong đợt dịch lần thứ 4 là TPHCM, đã chia sẻ 3 điểm quan trọng được thực hiện trong quá trình điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong.

25/11/2021 12:32

 

Trong điều trị bệnh nhân COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong việc cung ứng thuốc để điều trị bệnh nhân. Ảnh: VGP/Lê Hảo
 
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, khi làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 lan rộng đến nhiều địa phương, trải qua hơn 5 tháng, đến 30/9 cơ bản chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh.

Trong thu dung, điều trị bệnh nhân, Bộ Y tế đã cập nhật tới phiên bản thứ 6 hướng dẫn điều trị căn bệnh mới có nhiều biến đổi này. Mỗi lần cập nhật là có những thay đổi, bổ sung về phương pháp điều trị, việc sử dụng các loại thuốc... Tiểu ban điều trị COVID-19, cùng các cơ sở y tế thường xuyên, liên tục trao đổi và áp dụng nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong đợt dịch này chúng ta đã thực hiện 3 điểm quan trọng trong điều trị nhằm giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong. Đó là đưa gói thuốc thông thường tới người bệnh, gồm thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc tăng cường sức đề kháng; đưa gói thuốc kháng viêm, kháng đông tới người dân và có hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc; thí điểm sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị bệnh nhân.

Đến này, chương trình thí điểm thuốc Molnupiravir đã triển khai khoảng 250.000 liều. Kết quả sơ bộ chương trình thí điểm này rất khả quan: Sau 5 ngày sử dụng thuốc, tỉ lệ âm tính của người bệnh từ 72-93%, tỉ lệ tử vong giảm 50% so với người không sử dụng thuốc này.

Thứ trưởng cũng chia sẻ, bên cạnh thuốc Molnupiravir, nhiều thuốc khác có hứa hẹn tốt trong điều trị bệnh nhân COVID-19, như Remdesivir, thuốc kháng thể đơn dòng kép... Những thuốc này cũng đem lại thành công trong điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế hiện nay.

Hết tháng 11 này, ngành y tế sẽ có điều chỉnh trong xây dựng chiến lược tổng thể phòng chống COVID-19 và sẽ có thay đổi đánh giá tiêu chí xác định cấp độ dịch. Ngày 30/11, cơ bản chúng ta sẽ hoàn thành chỉ tiêu về vaccine, tức là 70% người dân trên 18 tuổi, bao gồm cả đối tượng trên 65 tuổi được tiêm vaccine COVID-19, nhằm giảm tỉ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong.

“Trong điều trị bệnh nhân COVID-19, ngành y tế sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong việc cung ứng thuốc để điều trị bệnh nhân. Việc thu dung, điều trị bệnh nhân tại cơ sở cũng rất quan trọng. Các trung tâm điều trị tầng 2, tầng 3 vẫn rất cần”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 24/11, thế giới ghi nhận 259.206.755 ca mắc, 5.186.742 ca tử vong, 234.527.419 ca khỏi bệnh. Tình hình dịch trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay đã ghi nhận 1.155.778 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; với tỷ lệ số ca nhiễm/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.728 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.150.625 ca, trong đó có 934.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Cũng trong đợt dịch lần thứ 4, tính đến ngày 24/11, nước ta có 24.174 ca tử vong, trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, tỉ lệ người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, bệnh nhân tử vong chủ yếu ở TPHCM (17.575 ca, chiếm 72,7%), tiếp đó là Bình Dương (10,8%), Đồng Nai (2,8%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%)... Số ca tử vong mắc COVID-19 ở nước ta đứng thứ 9 trong khu vực châu Á, thấp hơn Trung Quốc, Myanmar, Indonesia, cao hơn Thái Lan, Malaysia, Philippines.

"Đợt dịch lần thứ 5 luôn rình rập chúng ta, vì vậy, chúng ta luôn phải cố gắng, không lơ là, sẵn sàng mọi tình huống ứng phó với đợt dịch thứ 5 nếu xảy ra", ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.