ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hơn 1,8 triệu trẻ em được tiêm vaccine COVID-19

Ngày 22.11, TPHCM bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cho toàn bộ trẻ 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Tại Cần Thơ, ngày 22.11, thành phố cũng bắt đầu triển khai tiêm vaccine Pfizer cho gần 113.000 trẻ em độ tuổi từ 12-17 trên địa bàn. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 22.11, cả nước tiêm được hơn 1,8 triệu liều vaccine cho trẻ 12-17 tuổi, gồm hơn 1.828.000 liều mũi 1 và khoảng 4.300 liều mũi 2. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 20% dân số 12-17 tuổi. Trong khi đó, tại Hà Nội, đến chiều 22.11, hơn 300.000 liều vaccine cho trẻ em đầu tiên mới được cấp phát.

24/11/2021 15:18

 

Từ ngày 22 - 28.11, TPHCM tổ chức tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Ảnh: Thanh Chân
Từ ngày 22 - 28.11, TPHCM tổ chức tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Ảnh: Thanh Chân

Không để bỏ sót trẻ chưa được tiêm trong cả 2 đợt

Tại TP.Hồ Chí Minh, sau khi triển khai an toàn tuyệt đối trong đợt 1 tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 12- 17 tuổi, TPHCM tiếp tục thực hiện đợt 2 trên tinh thần không bỏ sót trẻ chưa được tiêm, an toàn nhưng không chủ quan.

Từ sáng sớm 22.11, nhiều học sinh đã có mặt tại điểm tiêm trường THPT Trưng Vương (quận 1) để hoàn thành mũi 2 vaccine phòng COVID-19. Ngồi đợi theo dõi sức khỏe sau tiêm, em Nguyễn Ngọc Thanh Hiền - học sinh Trường THPT Trưng Vương - không giấu được sự vui mừng vì sắp được đến trường.

"Em rất biết ơn các y, bác sĩ, thầy cô đã dành thời gian đến tổ chức tiêm vaccine COVID-19, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho em và các bạn. Với việc tiêm đủ 2 mũi vaccine, em nghĩ rằng sẽ sớm được đi học trở lại, gặp lại bạn bè, thầy cô. Dù tiêm đủ 2 mũi, em cũng phải đảm bảo thực hiện nghiêm quy định 5K để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình" - em Thanh Hiền chia sẻ.

Cũng giống như Hiền, em Đỗ Xuân Tinh - học sinh trường THPT Trưng Vương - cùng gia đình mong chờ đến ngày được tiêm vaccine COVID-19 để em sớm được đi học trở lại. 

Theo bà Lương Bích Nga - Phó Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương - để đảm bảo an toàn trong công tác tiêm chủng, trước ngày tiêm, trường đã khử khuẩn toàn bộ khu vực, lau nước sát khuẩn từng phòng và điều động nhân viên trong trường sắp xếp đúng theo yêu cầu của trung tâm y tế quận. Bên cạnh đó, đơn vị điều động giáo viên và nhân viên để hỗ trợ công tác an toàn cho điểm tiêm.

"Trong đợt này, trường tổ chức tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cho khoảng 1.600 học sinh với 4 bàn tiêm. Trong một buổi, trung bình tiêm cho khoảng 400 em. Nhà trường cũng cố gắng làm tốt công tác truyền thông để vận động phụ huynh đưa học sinh đến điểm tiêm đúng theo quy trình để đảm bảo an toàn tốt nhất. Khi tiêm đủ 2 mũi vaccine, tôi hy vọng các em sẽ sớm được tới trường. Nhà trường thực hiện nghiêm quy định 5K và chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất để đảm bảo sự an tâm cho học sinh quay lại trường, đặc biệt là học sinh khối 12” - bà Bích Nga cho hay.

Theo Sở Y tế TPHCM, trong đợt 2 từ ngày 22 - 28.11, thành phố tổ chức tiêm mũi 2 cho tất cả trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian, kể cả trẻ đã được tiêm mũi 1 tại tỉnh, thành phố khác.

Đồng thời, tiếp tục tiêm mũi 1 cho những trẻ từ 12 - 17 tuổi chưa được tiêm trong đợt 1 do phải hoãn tiêm, hoặc mới tròn 12 tuổi, mới đồng thuận tham gia tiêm chủng, mới trở về TPHCM...

Chính vì vậy, không chỉ riêng trường THPT Trưng Vương, nhiều trường ở thành phố như THPT Lê Quý Đôn (Quận 3), THPT Ernst Thalmann (Quận 1)... cũng đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho học sinh.

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược (TPHCM) kiêm Trưởng Đơn vị điều trị COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) - chia sẻ: “Trong đợt tiêm mũi 1 tại TPHCM, chúng ta chưa ghi nhận ca nào liên quan đến viêm cơ tim. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần theo dõi con, nếu thấy biểu hiện như tím tái, khó thở, vã mồ hôi, đánh trống ngực thì nên đưa trẻ đi bệnh viện. Đồng thời, tỉ lệ trẻ mắc hội chứng viêm đa cơ quan từ 2-4%, nên cần theo dõi sau tiêm trong vòng 30 ngày, để kịp thời xử lý khi có biến chứng xảy ra”.

Tại Cần Thơ, ngày 22.11, thành phố cũng bắt đầu triển khai tiêm vaccine Pfizer cho gần 113.000 trẻ em độ tuổi từ 12-17 trên địa bàn thành phố. Theo đó, nguyên tắc triển khai tiêm vaccine COVID-19 là ưu tiên cho nhóm tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tùy vào tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Để đảm bảo an toàn, các điểm tiêm cho học sinh được tổ chức tại các điểm trường có khuôn viên rộng, thoáng mát; đối với trẻ không đi học sẽ được tiêm tại các điểm tiêm cố định hoặc lưu động do quận huyện tổ chức; các trường hợp trẻ em có bệnh lý nền, hoặc đang điều trị tại các bệnh viện… sẽ được tiêm riêng tại điểm tiêm bệnh viện để đảm bảo an toàn.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều - cho biết: "Trên địa bàn quận có gần 20.000 trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, quận đã tiến hành xây dựng kế hoạch, rà soát các đối tượng tiêm để phân bổ trẻ ở mỗi điểm tiêm, phối hợp với bệnh viện trên địa bàn quận hỗ trợ các điểm tiêm. Đối với những trẻ do ảnh hưởng của dịch bệnh chưa về địa phương để tiêm vaccine thì các phường phối hợp nhà trường thống kê, báo cáo về quận để điều phối vaccine tiêm bổ sung cho trẻ".

Hà Nội cấp phát 304.140 liều vaccine COVID-19 đầu tiên cho trẻ em 

Trong khi TPHCM, Cần Thơ và một số địa phương đã triển khai tiêm cho học sinh thì tại thủ đô Hà Nội, trong chiều 22.11 mới cấp phát vaccine COVID-19 cho các quận huyện để triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội - cho biết: Số lượng vaccine Comirnaty (Pfizer) lần này để tiêm cho trẻ em là 304.140 liều, thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ từ 15- 17 tuổi đang học tập và sinh sống trên địa bàn Hà Nội. 

Theo đó, đối tượng cần tiêm đợt này nằm trong nhóm từ 15- 17 tuổi, gồm trẻ đi học và trẻ không đi học. Các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để rà soát đối tượng và tổ chức buổi tiêm nhằm đảm bảo tiêm đúng, đủ đối tượng, sử dụng vaccine hiệu quả, tránh hao phí. Triển khai theo hình thức giảm dần độ tuổi, cuốn chiếu theo từng trường. Địa điểm triển khai sẽ là các trường học đối với trẻ em đang đi học, tại trạm y tế đối với trẻ em không đi học hoặc học trên địa bàn tỉnh thành khác; tiêm vét cho đối tượng tạm miễn hoãn.

Các đối tượng thận trọng cần tiêm chủng tại bệnh viện như trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... Các Trung tâm y tế sẽ cung cấp vaccine để các bệnh viện thực hiện tiêm chủng cho trẻ em... Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho hay đợt tiêm chủng cho trẻ em đầu tiên tại Hà Nội này phải hoàn thành trước ngày 25.11.2021.

Trả lời PV về chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em, TS Đặng Thị Thanh Huyền - Phó Trưởng Văn phòng tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) - cho biết: "Đối với các trường hợp trẻ em chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19, các bậc phụ huynh cần nắm rõ và cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh của con mình trước đây. Đối với các trường hợp có bệnh nền, bệnh mãn tính là những đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine, tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh đang tiến triển thì phải tạm hoãn tiêm, hoặc các trường hợp đang sử dụng thuốc, đang sốt... cũng cần tạm hoãn tiêm chủng". 

“Hiện nay, đối với việc tiêm chủng thì có khả năng phòng 60- 80% trường hợp lây nhiễm. Mặc dù vẫn còn tỉ lệ nhỏ các trường hợp vẫn bị lây nhiễm nhưng tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả, an toàn cho trẻ em trong việc phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 và các biến chứng của bệnh COVID-19. Song hành việc tiêm chủng, chúng ta vẫn cần hướng dẫn các em thực hiện tốt 5K, để phòng chống lây nhiễm tốt nhất cho trẻ em và bạn bè, những người xung quanh”- TS Đặng Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, hiện nay hàm lượng chích vaccine ngừa COVID-19 từ 12-18 tuổi so với liều lượng người trên 18 tuổi là giống nhau, hiệu quả đạt được và lượng kháng thể bảo vệ cũng giống như người lớn từ 18-30 tuổi. Tác dụng phụ do tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng không nhiều hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ hoàn thành tiêm mũi 2, phụ huynh cần chú ý đến trẻ có bệnh lý nền, bệnh viêm đa cơ quan hoặc trẻ em nam giới có thể mắc viêm cơ tim cao hơn so với trẻ nữ giới.

Về tiêm chủng cho đối tượng 12-17 tuổi, theo Bộ Y tế, hiện có 22 địa phương đang triển khai gồm: Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang. Đến nay, các địa phương này đã tiêm được 1.832.424 liều vaccine cho trẻ, gồm 1.828.095 liều mũi 1 và 4.329 liều mũi 2. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 20% dân số 12-17 tuổi.

NHÓM PHÓNG VIÊN/BÁO LAO ĐỘNG


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.