ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi ngộ độc sái thuốc phiện

Bé sơ sinh được cha mẹ cho uống sái thuốc phiện với mục đích "chắc dạ". Hậu quả, em phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do ngộ độc.

24/11/2021 17:46

Ngày 19/11, Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi 2 ngày tuổi (ở Nam Định) trong tình trạng suy hô hấp, nhịp tim không ổn định, đồng tử co nhỏ, theo dõi ngộ độc sái thuốc phiện.

Theo lời kể của người nhà, khi sinh hai con đầu lòng, gia đình làm theo mẹo dân gian là dùng sái thuốc phiện cho trẻ uống để "chắc dạ". Cụ thể gia đình dùng một đầu tăm pha vào sữa cho trẻ uống.

Thấy các con dùng mẹo này đều khỏe mạnh, ăn uống tốt, không gặp vấn đề về đường ruột, gia đình tiếp tục áp dụng cho bé út. Tuy nhiên, sau khi uống sái thuốc phiện, trẻ ngủ không yên, thỉnh thoảng khóc ré lên.

Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi ngộ độc sái thuốc phiện
Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi tại bệnh viện.

Sau khoảng 2 tiếng, quan sát thấy trẻ thở yếu hơn, người nhà vội vàng đưa đến Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Trẻ nhanh chóng được hô hấp hỗ trợ, tiêm thuốc giải ngộ độc và chuyển đến Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây tình trạng suy hô hấp là độc chất Opioids được tìm thấy trong cơ thể trẻ. Do tác dụng của sái thuốc phiện vẫn còn, trẻ tiếp tục có cơn tím tái, có cơn ngừng thở. Các bác sĩ đã thực hiện cấp cứu, cho trẻ thở máy, dùng thêm thuốc kháng (Naloxone) để giải ngộ độc, giảm các tác động của độc chất vào trung tâm thần kinh của trẻ.

Hiện tại, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn định, trẻ thở đều hơn, nhịp tim bình thường, không còn cơn rung giật nhưng vẫn cần theo dõi thêm.

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do phụ huynh tùy tiện dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 9-10 trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, chủ yếu là ngộ độc sái thuốc phiện, thuốc nam.

Theo ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh, việc sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc nam không rõ thành phần cho trẻ là vô cùng nguy hiểm. Đây là những quan niệm chưa có căn cứ khoa học và có thể để lại những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể tử vong.

Các bậc phụ huynh không nên mạo hiểm sử dụng các loại thuốc “truyền miệng” cho trẻ sơ sinh, vì trong thành phần của những loại thuốc này có thể chứa các chất khiến cho trẻ bị ngộ độc, ức chế hô hấp, ức chế thần kinh, rối loạn điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy kịch đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin và các chứng cứ khoa học chính thống về các phương pháp điều trị dân gian trước khi áp dụng cho con. Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cho trẻ.

Trước đó, vào chiều 5/11, Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi T.A. (8 tháng tuổi, trú tại Quỳnh Lưu) bị bỏng cháo nóng từ trên ngực xuống bàn chân. Được biết khi con bị bỏng, gia đình này cũng đem bé tới thầy lang chữa mẹo bằng cách dùng lông động vật (phần nhiều là lông chó) đắp lên vết bỏng.

Sau bước điều trị của thầy lang, gia đình mới đưa bé T.A. nhập viện. Các bác sĩ nhận định rõ nguy cơ nhiễm trùng do cách sơ cứu phản khoa học trên.

Theo các bác sĩ, việc gia đình nghe theo lời truyền miệng áp dụng vào việc chăm sóc, chữa trị cho con rất nguy hiểm. Người dân cần trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng cơ bản về y tế nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Ngọc Trang/Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.