Tháo gỡ vướng mắc, bất cập về đấu thầu thuốc, thiết bị, sinh phẩm y tế
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 180/TB-VPCP ngày 23/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh.
Thông báo nêu rõ, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, nhiều chuyển biến rất tích cực, số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong đều giảm sâu; góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Tổ chức y tế thế giới đang nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, nhất là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới có thể làm cho dịch bệnh trở lên phức tạp, gia tăng trở lại. Mặt khác các dịch bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng,… đang bước vào giai đoạn cao điểm có thể bùng phát thành dịch, nhất là ở các tỉnh phía nam.
Thực tế cho thấy, đang xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tiến độ tiêm vaccine phòng chống dịch COVID-19 chưa đáp ứng yêu cầu,...; tình trạng thiếu thuốc điều trị, vật tư và sinh phẩm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đang được nhân dân và dư luận quan tâm, lo lắng.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo môi trường an toàn, thuận lợi thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; sẵn sàng các phương án, kịch bản cụ thể để có thể chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Hoàn thiện Thông điệp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình hiện nay
Bộ Y tế khẩn trương rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất, hiệu quả công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 trên cả nước, trong đó xác định rõ từng đối tượng được tiêm, thời hạn tiêm mũi nhắc lại...; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung cần phải chỉ đạo, giải quyết nhưng vượt thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để hoàn thiện Thông điệp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình hiện nay, trong đó chỉ rõ biện pháp nào là bắt buộc, biện pháp nào là khuyến nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 27/6/2022.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các địa phương thực hiện việc thanh, quyết toán chế độ cho các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống dịch COVID-19; nhất là đối với các thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch để kịp thời thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân đã có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, xử lý kịp thời tình trạng thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế trên địa bàn.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thành quả phòng, chống dịch; về lợi ích của tiêm vaccine kể cả trường hợp đã nhiễm COVID-19, về tác dụng phòng ngừa của vaccine với các biến chủng mới của COVID-19.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc
Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh.
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại Việt Nam hiện tại là hơn 60%
Theo Hiệp hội Phòng chống đái tháo đường thế giới (IDF), ước tính hiện nay có khoảng trên 530 triệu người trưởng thành ở độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số, trong đó có hơn 6,7 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam có hơn một nửa người trưởng thành chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Với mong muốn ngày càng có nhiều người dân được chăm sóc sức khoẻ toàn diện, năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã tặng gần 35.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tính đến hết tháng 10 năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá có 100% hộ nghèo và trên 98% hộ cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.