15% số ca đột quỵ tại Việt Nam là người trẻ
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm từ 10 - 15% tổng số ca.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế tại Việt Nam. Nếu bệnh nhân không tận dụng được "giờ vàng" trong điều trị, cơ hội hồi phục và trở về cuộc sống bình thường của bệnh nhân đột quỵ rất khó. Theo chuyên gia y tế, việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ, cách xử lý kịp thời trong thời gian vàng là rất quan trọng. Khoảng thời gian vàng từ 3 - 4,5 giờ đầu quyết định hiệu quả của quá trình điều trị đột quỵ của bệnh nhân.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ có thể như yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó; khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể; đột ngột mất thị lực như mờ mắt, nhìn không rõ; giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ… Nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu trên, người nhà tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì, không cạo gió hay chích máu ngón tay mà cần nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 với chủ đề "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030" diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12. Tại Thanh Hoá, các đơn vị liên quan đã triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm.
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế
Theo quy định hiện nay, thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả được phân theo hạng bệnh viện và tuyến chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, theo Thông tư 37 do Bộ Y tế mới ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định này sẽ được bãi bỏ.
Thanh Hóa bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Trong 2 ngày 01, 02/12, tỉnh Thanh Hóa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
Sầm Sơn gặp mặt đội ngũ bác sỹ trẻ
Mới đây, lãnh đạo thành phố Sầm Sơn đã làm việc với lãnh đạo các cơ sở y tế công lập và gặp mặt đội ngũ bác sĩ trẻ nhằm trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.
Quy định mới của lực lượng Cảnh sát giao thông khi lập chốt kiểm soát, xử lý vi phạm
Thông tư số 73 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định: Quá trình tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông được sử dụng camera trang bị sẵn để ghi hình hoạt động kiểm soát của tổ công tác.
Thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở khám chữa bệnh
Trước tình trạng dịch bệnh sởi có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc về tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở khám chữa bệnh.
Gia tăng bệnh nhân chấn thương nhập viện do đốt pháo tự chế
Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân chấn thương nặng nề do đốt pháo tự chế. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi vị thành niên, tự chế pháo để chơi.
Tầm soát các bệnh về mắt đối với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên toàn cơ thể. Nhưng Có một biến chứng âm thầm nhưng rất nguy hiểm của bệnh đái tháo đường dễ bị bỏ qua là biến chứng về mắt, khiến cho bệnh nhân suy giảm thị lực nhanh chóng, nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể mất thị lực hoàn toàn.
Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa
Năm 2024, trên thế giới, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng lên hơn 463 triệu người. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 7 triệu người mắc căn bệnh này, đáng chú ý là đái tháo đường đang trẻ hóa với tốc độ rất nhanh.
Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.