ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Năm 2020, có nên đầu tư lướt sóng?

Lướt sóng nhà đất, mua nhanh, bán nhanh, chốt lời nhanh có thể mang về khoản lời lớn lên đến hàng tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Vậy năm 2020 có phải là thời điểm dễ dàng hốt bạc tỷ từ việc lướt sóng nhà đất?

18/01/2020 07:35

Trong những cơn sốt đất nền xảy ra khắp các tỉnh thành trên cả nước năm 2019, nhiều nhà đầu tư chỉ sau một đêm đã nắm trong tay hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng nhờ mua đi bán lại các nền đất. Những nhà đầu tư lướt sóng cũng chính là một trong những nguyên nhân chính yếu làm khuấy đảo thị trường, gây nên các cơn sốt đất.

Dù đứng đầu về khả năng nhanh nhạy, nghe ngóng thông tin và chớp thời cơ nhưng thực tế vẫn có không ít nhà đầu tư thiếu kiến thức bị mắc kẹt, thậm chí thua lỗ do không ra được hàng.

Trong thời kỳ thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ từ năm 2015 đến giữa năm 2018, các nhà đầu tư thường nắm chắc phần thắng khi tham gia lướt sóng với tỷ suất sinh lời cao. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường rơi vào trầm lắng nên số nhà đầu tư lướt sóng “ăn nên làm ra” không nhiều. Chính sách rà soát pháp lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng cùng với việc phanh phui hàng loạt dự án sai phạm cũng khiến người mua có tâm lý e ngại, dè chừng, từ đó làm giới đầu tư lướt sóng thêm chật vật.

một góc thành phố nhìn từ trên cao với nhiều nhà cao tầng, khu đất trống
Trong thời kỳ thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ từ năm 2015 đến giữa năm 2018,
các nhà đầu tư thường nắm chắc phần thắng khi tham gia lướt sóng

Lãnh đạo một công ty bất động sản tại TP.HCM nhận định, dân lướt sóng năm 2019 “cóng tay” không mua bán gì đáng kể. Nhiều tay buôn thậm chí bị lỗ vì chủ yếu sử dụng vốn vay. Một số chủ đầu tư trên thị trường hiện nay đã tung ra các chính sách để hạn chế khách hàng và môi giới mua với mục đích chỉ để lướt sóng.

Trên thị trường Hà Nội, nhà đầu tư lướt sóng vắng bóng từ đầu năm 2019. Đã từng kiếm được không ít lợi nhuận từ việc lướt sóng căn hộ, anh Tuấn chia sẻ, cuối năm 2019, anh phải chấp nhận bán cắt lỗ một căn hộ cao cấp. Dù cũng đã gặp không ít khó khăn khi mua đi bán lại nhưng đây là lần đầu sau gần chục năm trời anh phải bán lỗ. Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản cũng cho thấy, đối với bất động sản Hà Nội, tình trạng đầu tư lướt sóng thu lãi nhanh giảm mạnh trong năm 2019. Lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc mua để cho thuê vì không hiệu quả bằng TP.HCM nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.

Trước đó, nhận định của một vị lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản được lan truyền trên thị trường cho rằng 90% người đầu tư vào chung cư trong 1-2 năm qua bán ra đều lỗ. Tuy nhiên, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam phản bác, việc lướt sóng chung cư để kiếm tiền chênh không hề dễ nhưng bà không đồng ý với thông tin cho rằng 90% nhà đầu tư đều bị lỗ. Bà Dung cho hay, có 5/10 người bạn của bà đang thu về dòng tiền khá tốt từ việc đầu tư chung cư. Thay vì chọn căn hộ, nhà đầu tư lướt sóng có thể lựa chọn phân khúc đất nền hoặc đất thổ cư.

Nhận định về cơ hội cho các nhà đầu tư lướt sóng trong năm 2020, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho biết, nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn sẽ dễ bị sập bẫy trong năm 2020. Thị trường bất động sản năm nay sẽ đứng trước “đầu sóng ngọn gió”, thời ăn may đã hết, nhà đầu tư cần có chiến lược bài bản để đi đường dài.

Theo vị lãnh đạo công ty này, trong thời gian tới, thị trường sẽ không còn sóng để lướt và sẽ không thích hợp để mua bán liền tay như thời kỳ nóng sốt. Điều này ngược với giai đoạn thị trường có nhiều đợt nóng sốt và giá tăng mạnh như 2015-2018. Với những kịch bản ảm đạm cho năm 2020 như đã được dự báo, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, không lướt sóng là cách phòng vệ tốt nhất.

Chung quan điểm, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cũng đưa ra nhận định, năm 2020, các nhà đầu tư cá nhân cần tránh tâm lý kỳ vọng tăng trưởng cao rồi đưa ra quyết định nhanh chóng. Hơn nữa, sự đổ vỡ của những loại hình bất động sản mới cùng sự nở rộ của hàng loạt dự án ma trong năm vừa qua khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay nên có thể thị trường sẽ đi xuống.

Khánh Trang/Batdongsan


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Doanh nghiệp bất động sản tìm kênh vốn mới

Doanh nghiệp bất động sản tìm kênh vốn mới

07:45 , 18/12/2023

Thay vì chỉ trông đợi vào vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản đang tích cực, chủ động gặp gỡ các đối tác nước ngoài quan tâm tới dự án tại Việt Nam. Hai hình thức hợp tác phổ biến là doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện phát triển dự án hoặc chọn cách trở thành cổ đông chiến lược.

Mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả mang đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững

Mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả mang đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững

20:46 , 11/12/2023

Là một trong những dự án bất động sản nghỉ dưỡng được quan tâm nhất thời gian qua, Flamingo Ibiza Hải Tiến được đầu tư xây dựng theo mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả. Dự án khẳng định sức hút của mình với giải thưởng uy tín “TOP 10 dự án bất động sản du lịch tiềm năng nhất”.

Bất động sản Thanh Hóa khởi sắc nhờ những dự án siêu tiến độ

Bất động sản Thanh Hóa khởi sắc nhờ những dự án siêu tiến độ

20:36 , 27/11/2023

Với nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho bất động sản phát triển, bước sang quý 4 năm nay, thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đang có những chuyển biến tích cực và "ấm” dần lên. Nhu cầu giao dịch mua, bán tăng, đặc biệt là đối với những dự án thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có tính pháp lý rõ ràng và siêu tiến độ thực hiện.

Số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

Số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

06:30 , 05/08/2023

Theo Bộ Xây dựng, trong quí II/2023, trên cả nước, số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.

50% dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất

50% dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất

07:11 , 01/08/2023

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 50% dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do khó xác định phương pháp định giá đất theo giá thị trường.

Việt Nam giành giải ở 2/5 hạng mục về kiến trúc nhân văn và cho người nghèo

Việt Nam giành giải ở 2/5 hạng mục về kiến trúc nhân văn và cho người nghèo

10:11 , 30/05/2023

Tại lễ công bố kết quả giải thưởng UIA 2023 mới đây của Liên Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế UIA, Việt Nam đã giành được 2/5 giải ở 2 hạng mục là kiến trúc bền vững nhân văn và kiến trúc cho cộng đồng người nghèo.

Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

08:32 , 17/05/2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương triển khai thực hiện quy định mới của pháp luật về đất đai. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến việc cấp "sổ đỏ" cho các công trình xây dựng như: Khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.

[E-Magazine] Công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040

[E-Magazine] Công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040

20:10 , 15/04/2023

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040.

Bất động sản công nghiệp có nhiều điểm sáng

Bất động sản công nghiệp có nhiều điểm sáng

08:00 , 07/04/2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù thu hút đầu tư nước ngoài FDI năm 2023 đã chậm lại do kinh tế thế giới khó khăn nhưng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được nguồn cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ lợi thế về lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi, sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Quy hoạch đô thị Thanh Hoá theo cấu trúc đa tâm

Quy hoạch đô thị Thanh Hoá theo cấu trúc đa tâm

22:04 , 06/04/2023

Theo quy hoạch đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040, không gian phát triển của thành phố Thanh Hoá bao gồm toàn bộ thành phố Thanh Hóa hiện nay và toàn bộ diện tích của huyện Đông Sơn, đưa quy mô đô thị của thành phố tương lai lên diện tích khoảng gần 23.000 ha, là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô diện tích lớn nhất cả nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tổ chức về không gian và cấu trúc đô thị đã được chuyển từ cấu trúc lõi sang cấu trúc đa tâm với 6 trung tâm tích hợp.