Bộ não sẽ tự "rửa sạch" các chất độc khi chúng ta ngủ theo đúng nghĩa đen
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khi chúng ta đi ngủ, bộ não sẽ tiết ra một loại nước "dọn rửa" chảy khắp não bộ và loại bỏ các độc tố phát sinh trong ngày, vốn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh thoái hóa thần kinh, điển hình là Alzheimer.
Trong lúc ngủ, chúng ta sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: Giấc ngủ nông, giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Nhà khoa học Laura Lewis và các cộng sự của mình đến từ trường Đại học Boston đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về những gì xảy ra với não bộ, trong giai đoạn ngủ không có chuyển động mắt nhanh (non-REM), thường nằm trong thời gian đầu khi chúng ta vừa chợp mắt.

Nhấn để phóng to ảnh
Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã bố trí để các tình nguyện viên ngủ trong một cỗ máy chụp cộng hưởng từ, nhằm theo dõi tức thời những quá trình diễn ra trong bộ não. Thí nghiệm nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, việc để các tình nguyện viên có thể ngủ được trong một cỗ máy cộng hưởng từ là điều không hề dễ dàng.
Theo kết quả ghi nhận được, ngay khi cơ thể vừa chuyển sang trạng thái ngủ sâu, bộ não sẽ kích hoạt một loại chất lỏng, đóng vai trò dọn rửa các loại độc tố xuất hiện trong trung ương thần kinh, từ đó bảo vệ bộ não khỏi những căn bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh, điển hình là Alzheimer.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhóm của Laura Lewis cho rằng, thứ chất lỏng này chính là Dịch não tủy (CSF), đây là một chất dịch trong suốt, được tìm thấy trong não và tủy sống.
CSF được tạo ra bởi các tế bào biểu mô chuyên biệt trong các đám rối màng đệm của não thất. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta tạo ra khoảng 500ml CSF. Trước nghiên cứu này, CSF đã được biết tới với chức năng như tấm đệm cho não bộ, giúp bảo vệ cơ học và miễn dịch cơ bản cho trung ương thần kinh. Ngoài ra, CSF cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa lưu lượng máu não.
Tương tự với nghiên cứu của Laura Lewis và cộng sự, từng có các thí nghiệm trên chuột cho thấy lượng CSF tăng lên khi chúng ngủ và loại bỏ nhiều loại độc tố, trong đó có các tác nhân liên quan đến bệnh Alzheimer. Việc phát hiện hiện tượng tương tự trên con người của nhóm nghiên cứu này được cho là sẽ tạo nên những thay đổi lớn cho nền y học thế giới.
Minh Nhật/Dân Trí
Theo IE
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.