Chuyển đổi ngành nghề để khai thác bền vững nguồn lợi hải sản
Tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai chuyển đổi ngành nghề đánh bắt để đảm bảo phát triển bền vững. Từ đó, nhận thức của ngư dân Cà Mau cũng đã dần được nâng lên.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Tân (ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) trước đây làm nghề câu mực. Đối tượng đánh bắt của nghề này ngày càng giảm nên 4 năm trước gia đình anh quyết định chuyển nghề. Thời điểm đó nghề lưới kéo (người dân địa phương quen gọi là cào) đang thịnh hành và cho thu nhập rất cao. Tuy nhiên, lưới kéo được xem là nghề đánh bắt theo kiểu “tận diệt” nên gia đình anh Tân không chọn làm mà đã đầu tư khoảng 600 triệu đồng để làm nghề lưới rê, hướng tới đánh bắt bền vững.
![]() |
Theo anh Nguyễn Hữu Tân, ngư dân hiện nay nhận thức được đâu là những nghề đánh bắt đảm bảo bền vững nhưng không phải ai cũng có điều kiện để chuyển đổi nghề. Đặc biệt, những hộ gia đình sống bằng nghề khai thác ven bờ thì càng khó khăn hơn.
“Về nguồn vốn không đảm bảo để đầu tư vươn khơi. Nhiều ngư dân vẫn hoạt động trong tuyến bờ. Việc hỗ trợ vốn cho ngư dân phát triển cũng có một số chính sách nhưng ít người dân tiếp cận được. Khó khăn lớn nhất của ngư dân là thiếu vốn bám biển” - anh Tân nói.
Để khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ, một trong những nhiệm vụ quan trọng ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang thực hiện là siết chặt quản lý các phương tiện đánh bắt. Tại xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) có hơn 500 phương tiện đánh bắt thì có đến 413 phương tiện dưới 20 CV thực hiện đánh bắt ven bờ. Hiện tất cả các phương tiện này đã bắt buộc phải ký cam kết thực hiện khai thác bền vững.
Ông Bùi Chí Ngạn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc cho biết, trong số các chủ phương tiện ký cam kết có rất nhiều phương tiện phải thực hiện chuyển đổi nghề hoặc thay thế công cụ đánh bắt nhằm bảo vệ nguồn lợi ven bờ. Ngoài ra, trong đóng mới phương tiện và đăng ký ngành nghề đánh bắt, chính quyền địa phương cũng hướng dẫn bà con thực hiện những nghề đánh bắt đảm bảo định hướng phát triển. Tín hiệu khả quan là ý thức người dân đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
“Tập trung tuyên truyền, qua đó, ý thức người dân đã có nhiều chuyển biến. Cụ thể, số lượng ghe đánh bắt ven bờ từng bước tăng lên. Đầu 2017, có 47 phương tiện nhưng hiện đã tăng lên gần 90. Sản lượng đánh bắt đạt cao hơn, đời sống người dân được nâng lên” - ông Ngạn cho biết.
Vào cuối năm 2018, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch thực hiện mô hình chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã xây dựng đề án tổng thể cho việc thực hiện kế hoạch này.
Theo ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Cà Mau, đề án chuyển đổi nghề khai thác được thực hiện để giảm bớt sát hại nguồn lợi hải sản. Hiện đã có 10 hộ dân được hỗ trợ thí điểm chuyển đổi, bước đầu đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nguồn lực nhà nước hiện chưa đảm bảo để thực hiện đề án. Một khó khăn khác là người dân phải có 50% vốn đối ứng khi được hỗ trợ chuyển đổi nhưng không phải hộ nào cũng đáp ứng được. Từ đó, kế hoạch chuyển đổi nghề cho ngư dân sẽ được thực hiện từng bước. Ngoài ra, các ngành nghề chuyển đổi cũng hướng tới sự đa dạng để đảm phù hợp với điều kiện, nhu cầu của bà con.
“Ngoài việc chuyển nghề khai thác từ sát hại sang ít sát hại. Chúng tôi cũng tính đến chuyển từ khai thác sang nghề khác như nuôi trồng thủy sản hay lên bờ chăn nuôi, trồng trọt. Việc thực hiện đào tạo nghề lao động nông thôn theo nhu cầu cũng được tính toán đến” - ông Triều nói.
Nguồn lợi hải sản ven bờ trong những năm gần đây đã suy giảm rất rõ rệt. Việc chuyển đổi ngành nghề, hướng tới khai thác bền vững nguồn lợi hải sản là cần thiết. Ngành chức năng đã bắt tay vào thực hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cự. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ để việc chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ đạt hiệu quả./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.