ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo dục được kỳ vọng từ luật mới

Hôm nay (1-7), Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, tác động lên hàng chục triệu học sinh, sinh viên và giáo viên cả nước

01/07/2020 11:02

Luật giáo dục 2019 gồm 9 chương, 115 điều; thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

Hàng trăm ngàn giáo viên phải nâng chuẩn

Có thể nói gây tác động nhất của Luật Giáo dục 2019 là quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, THCS và giảng viên ĐH. Theo đó, chuẩn trình độ đào tạo của GV mầm non nâng từ trung cấp sư phạm lên CĐ sư phạm; GV tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo GV; GV THCS từ CĐ sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo GV. Trường hợp môn học chưa đủ GV có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cả nước có khoảng 59,64% GV tiểu học đạt trình độ từ ĐH trở lên, còn khoảng 40,36% (159.934 GV) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn; GV THCS có trình độ từ ĐH trở lên chiếm tỉ lệ 74,6%, còn 25,4% (78.974 GV) cần được bồi dưỡng nâng chuẩn.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo GV là bước đột phá để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Dù quy định lộ trình để tránh sự xáo trộn nhưng trong thực tế, hàng ngàn GV ở khắp cả nước trong năm qua đã cấp tập đi học nâng chuẩn. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cho rằng đây là chính sách quan trọng nhất trong Luật Giáo dục mới. Bởi lẽ, muốn giáo dục phát triển, đất nước có nguồn nhân lực chất lượng cao, không cách nào khác là nâng chuẩn người thầy.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, nhìn nhận quy định của Luật Giáo dục 2019 liên quan đến hướng nghiệp, phân luồng và liên thông sẽ khai thông được những vướng mắc mà Luật Giáo dục 2005 chưa giải quyết được. Tác động đầu tiên của Luật Giáo dục 2019 là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Do dịch bệnh Covid-19, lẽ ra kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ diễn ra từ tháng 6, đã lùi lại đến tháng 8-2020, đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và những học sinh học hết lớp 12 không tham gia kỳ thi này hoặc có tham gia nhưng không đạt vẫn được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông. Ngay trong năm 2020, các chỉ tiêu về phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT cũng được quy định rất rõ. Theo đó, ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS chuyển sang hệ giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp và 40% học sinh tốt nghiệp THPT chuyển sang hệ giáo dục nghề nghiệp trình độ CĐ.

 

Luật Giáo dục 2019 dẫn đến nhiều thay đổi về công tác giảng dạy, học tập trong thời gian tới. Ảnh: TẤN THẠNH
Luật Giáo dục 2019 dẫn đến nhiều thay đổi về công tác giảng dạy, học tập trong thời gian tới. Ảnh: TẤN THẠNH

Miễn học phí cho nhiều cấp học

Theo Luật Giáo dục 2019, kể từ ngày 1-7, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Ở các địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục tư thục sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Đối với trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… thì được miễn học phí. Những trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc các đối tượng trên và học sinh THCS sẽ được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Thực tế tại TP HCM, học sinh các trường tiểu học công lập không phải đóng học phí. Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và bậc THCS là một chính sách nhân văn. Bởi lẽ, việc miễn học phí sẽ tạo điều kiện cho tất cả những em có hoàn cảnh khó khăn cũng được đến trường. Tuy nhiên, ông Ngai cũng cho rằng để làm được điều này, các cơ sở giáo dục phải tính toán thật kỹ vì hiện nay, các trường hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu học phí. "Nếu không thu thì các hoạt động giáo dục sẽ tổ chức thế nào vì làm gì cũng cần kinh phí. Đi kèm với đó là cơ chế giám sát, công khai ra sao để phòng trường hợp phát sinh tiêu cực như nhà trường vận động phụ huynh đóng góp…" - ông Ngai băn khoăn.

Ở một góc độ khác, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng để đánh giá tác động của luật, còn phải chờ thêm nhiều thời gian. Tuy nhiên, vẫn còn một số nuối tiếc dù đã góp ý nhưng không được thay đổi, đó là quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục, kể cả phổ thông và ĐH. Bộ GD-ĐT vẫn dùng "tăng quyền tự chủ" mà không phải là "trao quyền tự chủ". Điều này cảnh báo còn nặng về sự ôm đồm của cơ quan quản lý. Chính quy định chung chung, thiếu rõ ràng trong quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã nảy sinh nhiều trường hợp sai phạm nhưng không ai nhận. Điều này kìm hãm sự phát triển của các trường, đi ngược với xu thế hiện đại. 

Đặng Trinh/Người lao động

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

18:48 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại Trường THCS Đa Lộc, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.